Người trẻ Trung Quốc “sợ xã hội”

(Sóng trẻ) - Chứng “sợ xã hội”, được viết tắt là “shekong” trong tiếng Trung Quốc. Thuật ngữ đã trở nên thông dụng trong những năm gần đây, khi ngày càng có nhiều người trẻ nói rằng họ sợ giao tiếp xã hội trong đời thực.

Gần đây, cộng đồng mạng Trung Quốc truyền tai nhau câu hỏi: “Nếu một con hổ chuẩn bị cắn bạn, liệu bạn có lên tiếng tìm kiếm sự giúp đỡ?”. Câu trả lời phổ biến của những người tham gia là: “Không, cùng lắm là tôi chết, còn hơn là phải nhờ tới sự giúp đỡ của người khác vì lúc đó tôi sẽ phải mở lời chào tới họ”. 

Đây là một cách nói phóng đại để chỉ thuật ngữ “sợ xã hội”, còn được gọi là “shekong” trong tiếng Trung Quốc. Từ khóa “shekong” là một trong những chủ đề được thảo luận sôi nổi nhất trên các trang mạng xã hội như Weibo và Zhihu.

Khoảng 80% sinh viên đại học tại Trung Quốc tin rằng họ có các triệu chứng ám ảnh xã hội hoặc rối loạn lo âu xã hội nhẹ. Theo một cuộc khảo sát khác dựa trên 4.800 sinh viên của tờ Nhật báo Thanh niên Trung Quốc vào tháng 11 năm ngoái. Cuộc khảo sát cho thấy, có 7% trong số đó nói rằng họ có các triệu chứng nghiêm trọng.

Theo một nghiên cứu y khoa được công bố trên tạp chí khoa học PLOS One vào năm 2020, cho thấy tỷ lệ mắc các triệu chứng lo âu xã hội ở thanh niên tại bảy quốc gia, bao gồm Trung Quốc, đang dần tăng lên. Nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia đến từ Mỹ và Canada. Kết quả cho thấy, ở Trung Quốc, 32% người từ 16 - 29 tuổi đạt đến ngưỡng ám ảnh sợ xã hội.

277192252_311152867794338_6939518114359354836_n.png
Chứng ám ảnh xã hội là vấn đề ngày càng gia tăng ở giới trẻ Trung Quốc (Ảnh: Handout) 

Huang Jing, một nhà tâm lý học làm việc tại Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), cho biết việc mạng xã hội ngày càng được sử dụng rộng rãi, kết hợp với sự cải thiện về kết nối kỹ thuật số chính là những lý do hàng đầu làm gia tăng nỗi lo lắng xã hội.

Cô chia sẻ: “Đây là điều khá phổ biến ở thanh thiếu niên ngày nay, những người đang ở độ tuổi tò mò và khám phá, thường từ chối ra khỏi nhà hoặc gặp gỡ người khác”.

Jing cho rằng điều này sẽ trở thành vấn đề toàn cầu, khi mạng xã hội dần kiểm soát cuộc sống hàng ngày của con người. Tuy nhiên, cô cho biết ảnh hưởng của vấn đề trên đối với Trung Quốc sẽ lớn hơn các nước khác, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên, bởi họ quá phụ thuộc vào giao tiếp trực tuyến.

Li Li, một cô gái 17 tuổi, sinh sống tại Thượng Hải, chia sẻ cô luôn ở nhà vào ngày nghỉ sau một tuần học ở trường. “Tôi có thể nói rất nhiều trên mạng, nhưng khi gặp mọi người ở ngoài đời, tôi trở nên ngại ngùng và không biết phải nói gì. Có lẽ vì giao tiếp với mọi người trên mạng ảo sẽ đem đến cảm giác an toàn hơn, ít nhất bạn sẽ không phải đối diện với người khác một cách trực tiếp”, Li Li nói.

Một lý do khác, cụ thể ở Trung Quốc, nhiều thanh thiếu niên được sinh ra trong thời đại chính sách một con. Họ lớn lên một mình và được ông bà, bố mẹ bảo bọc quá mức. 

277477844_520118086450656_4920658772074939339_n.png
Chính sách một con ở Trung Quốc cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho người trẻ nơi đây "sợ xã hội" (Ảnh: SCMP)

Theo Ji Longmei, chuyên gia tư vấn tâm lý cấp cao tại Trung tâm tư vấn tâm lý Thượng Hải: “Một mặt, các em không có anh chị em nào để chơi cùng ở nhà. Mặt khác, thanh thiếu niên hiện nay phải đối mặt với sự kỳ vọng vô cùng lớn từ gia đình về thành tích học tập, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh giáo dục khốc liệt. Và như một điều hiển nhiên, các em sẽ dành phần lớn thời gian để tự học sau khi tan trường”.

Cô chia sẻ thêm câu chuyện của một vị khách có con trai là tiến sĩ, nhưng anh ta không thể làm việc hay hẹn hò với ai bởi chứng “sợ xã hội”. Anh chàng không làm gì khác ngoài việc học, đến nỗi người mẹ phải lo tất cả mọi thứ cho anh, kể cả việc buộc dây giày.

Tuy không phủ nhận sự phổ biến ngày càng tăng của chứng rối loạn nhưng chuyên gia tư vấn tâm lý Ji Longmei tin rằng nhiều người trẻ Trung Quốc đang lạm dụng cụm từ này. “Không phải tất cả những người tự cho mình là mắc chứng sợ xã hội đều thực sự gặp vấn đề này. Trong nhiều trường hợp, họ chỉ sử dụng nó như một cái cớ để từ chối tham gia một số sự kiện nhất định”, cô nói.

Mặt khác, việc “shekong” trở thành một từ thông dụng lại là một dấu hiệu tích cực về việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khỏe tinh thần ở giới trẻ Trung Quốc. 

Chuyên gia Ji Longmei chia sẻ: “Một hoặc hai thập kỷ trước, những người bị trầm cảm không công khai rằng họ gặp vấn đề này vì họ cảm thấy đây là một điều đáng xấu hổ. Nhưng ngày nay, trầm cảm đã được chấp nhận rộng rãi và không ai cảm thấy đây là một thứ gì đó đáng hổ thẹn - điều này cũng đúng với chứng ám ảnh xã hội ”.

Nguồn: SCMP

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN