Nguy hiểm du lịch sinh thái Tràng A
(Sóng trẻ) - Tràng An là khu du lịch sinh thái đẹp nằm trong quần thể chùa Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình. Hàng năm, khu du lịch này thu hút lượng lớn khách du lịch. Tuy nhiên do công tác quản lý yếu kém, ở đây thường xuyên xảy ra tình trạng chen lấn, xô đây ngay trên... sông nước!
Đến với Tràng An, du khách nài ấn tượng với cảnh sông nước và hang động hùng vĩ thì còn bị ám ảnh bởi cảnh tượng chen lấn, xô đẩy. Ngay từ khi khách mua vé để xuống thuyền đã có cảnh chen lấn. Lối đi vào khu mua vé quá hẹp, lượng khách lại đông, hơn nữa lại không có nhân viên quản lý hướng dẫn nên tình trạng trở nên nhốn nháo. Thậm chí, lợi dụng tình trạng đông đúc, nhốn nháo, nhiều kẻ gian tiến hành trộm cắp. Mất của mà không biết kêu ai, vì nguyên tắc ở đây là “có của thì tự biết giữ lấy”. Nói là đi vãn cảnh để cho tâm hồn thanh thản nhưng du khách lúc nào cũng trong tâm trạng nơm nớp đề phòng kẻ gian.
Mua vé xong lại đến xuống thuyền. Mất tiền mua vé, giá vé cũng không hề rẻ mà đâu đã sung sướng, ra đến bến đò phải làm sao nhanh mắt, nhanh chân để trèo được lên thuyền. Người thì la hét vì chưa xuống được thuyền, người xuống được thuyền rồi thì cùng vừa mừng vừa run sau một trận tranh giành. Không ít người đã bị hất xuống nước lạnh chỉ vì chậm chân. Chị Nguyễn Thị Hoa, một du khách dẫn theo ba đứa con nhỏ hoảng hồn khi chiếc thuyền chị vừa giành được chòng chành, thiếu chút bị lật do mọi người chen lấn, nói: “Nếu thuyền mà lật thì 4 mẹ con tôi không biết sẽ ra sao”.
Cảnh chen lấn để xuống thuyền của du khách
Du khách vội vàng muốn lên thuyền đi cho chóng mà người lái đò cũng muốn nhanh có khách đi để chở được nhiều lượt nên nhốn nháo lại càng thêm nhốn nháo. Được biết ở khu du lịch Tràng An hiện có 1000 thuyền, mỗi thuyền cho phép chở tối đa 6 người lớn, với số lượng thuyền lớn như vậy tại sao lại vẫn có tình trạng tranh cướp.
Đến với Tràng An, du khách nài ấn tượng với cảnh sông nước và hang động hùng vĩ thì còn bị ám ảnh bởi cảnh tượng chen lấn, xô đẩy. Ngay từ khi khách mua vé để xuống thuyền đã có cảnh chen lấn. Lối đi vào khu mua vé quá hẹp, lượng khách lại đông, hơn nữa lại không có nhân viên quản lý hướng dẫn nên tình trạng trở nên nhốn nháo. Thậm chí, lợi dụng tình trạng đông đúc, nhốn nháo, nhiều kẻ gian tiến hành trộm cắp. Mất của mà không biết kêu ai, vì nguyên tắc ở đây là “có của thì tự biết giữ lấy”. Nói là đi vãn cảnh để cho tâm hồn thanh thản nhưng du khách lúc nào cũng trong tâm trạng nơm nớp đề phòng kẻ gian.
Mua vé xong lại đến xuống thuyền. Mất tiền mua vé, giá vé cũng không hề rẻ mà đâu đã sung sướng, ra đến bến đò phải làm sao nhanh mắt, nhanh chân để trèo được lên thuyền. Người thì la hét vì chưa xuống được thuyền, người xuống được thuyền rồi thì cùng vừa mừng vừa run sau một trận tranh giành. Không ít người đã bị hất xuống nước lạnh chỉ vì chậm chân. Chị Nguyễn Thị Hoa, một du khách dẫn theo ba đứa con nhỏ hoảng hồn khi chiếc thuyền chị vừa giành được chòng chành, thiếu chút bị lật do mọi người chen lấn, nói: “Nếu thuyền mà lật thì 4 mẹ con tôi không biết sẽ ra sao”.
Cảnh chen lấn để xuống thuyền của du khách
Du khách vội vàng muốn lên thuyền đi cho chóng mà người lái đò cũng muốn nhanh có khách đi để chở được nhiều lượt nên nhốn nháo lại càng thêm nhốn nháo. Được biết ở khu du lịch Tràng An hiện có 1000 thuyền, mỗi thuyền cho phép chở tối đa 6 người lớn, với số lượng thuyền lớn như vậy tại sao lại vẫn có tình trạng tranh cướp.
Chị Trần Thị Nụ, nhân viên lái đò của khu du lịch Tràng An cho biết: “Không tranh cướp thì chúng tôi chết đói, mỗi chuyến chở khách thế này, chúng tôi chỉ được có 150 nghìn mà một tuần thì mới được có một chuyến, vì còn phải nhường cho những người chưa được chuyến nào”. Chị Nụ cũng chia sẻ thêm, để được lái đò ở đây, họ phải đi trồng cây không công cho khu du lịch Tràng An. Cuộc sống bấp bênh, chỉ trông chờ vào những chuyến đò chẳng được bao nhiêu nên dù biết là nguy hiểm, họ vẫn phải cố mà tranh giành.
Đi cả khúc sông dài gần 15km mà cả người lớn và trẻ nhỏ không hề mặc áo phao
Điều đáng lo ngại hơn nữa là, mặc dù đi cả một khúc sông dài gần 15km nhưng cả người lớn, trẻ nhỏ đều không hề có bất kì một chiếc áo phao nào. Một phần là do công tác quản lý ở đây yếu kém nhưng một phần cũng là do tâm lý cho qua của du khách. Cứ lên là đi, mà lên được thuyền đã là may lắm rồi, còn ai nghĩ đến áo phao nữa. Chính vì việc coi thường sự an toàn của chính bản thân du khách khiến cho những người quản lý cũng làm ngơ cho qua.
Dù chưa có sự việc nghiêm trọng xảy ra nhưng không thể “mất bò mới lo làm chuồng”. Đảm bảo an toàn cho du khách tham quan, đồng thời tạo ra sự văn minh, lịch sự ở khu du lịch chính là hướng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Tràng An nói riêng và các khu du lịch trên cả nước nói chung.
Đi cả khúc sông dài gần 15km mà cả người lớn và trẻ nhỏ không hề mặc áo phao
Điều đáng lo ngại hơn nữa là, mặc dù đi cả một khúc sông dài gần 15km nhưng cả người lớn, trẻ nhỏ đều không hề có bất kì một chiếc áo phao nào. Một phần là do công tác quản lý ở đây yếu kém nhưng một phần cũng là do tâm lý cho qua của du khách. Cứ lên là đi, mà lên được thuyền đã là may lắm rồi, còn ai nghĩ đến áo phao nữa. Chính vì việc coi thường sự an toàn của chính bản thân du khách khiến cho những người quản lý cũng làm ngơ cho qua.
Dù chưa có sự việc nghiêm trọng xảy ra nhưng không thể “mất bò mới lo làm chuồng”. Đảm bảo an toàn cho du khách tham quan, đồng thời tạo ra sự văn minh, lịch sự ở khu du lịch chính là hướng phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Tràng An nói riêng và các khu du lịch trên cả nước nói chung.
Phạm Thị Thùy Dung
Truyền hình K31A1
Truyền hình K31A1
Cùng chuyên mục
Bình luận