Nguyên nhân giới trẻ tích cực ăn đậu đỏ mà vẫn không thoát "ế"
(Sóng trẻ) - Khoảng 2 năm trở lại đây, không ít người trẻ ở Việt Nam bỗng xôn xao về trào lưu ăn chè đậu đỏ trong ngày lễ Thất tịch để tình yêu bền chặt hoặc sớm có người yêu.
Thông tin "ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch (7/7 Âm lịch) sẽ mang lại may mắn và nhân duyên tốt đẹp cho mọi người" nhờ vào sự lan truyền chóng mặt của mạng xã hội đã nhanh chóng trở thành trào lưu của giới trẻ vào ngày Thất tịch (7/7 âm lịch).
Theo tương truyền, vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm, Ngưu Lang và Chúc Nữ sẽ gặp nhau ở Cầu Ô Kiều
(Ảnh: Internet)
Nhiều bạn trẻ tin rằng, nếu ăn đậu đỏ vào ngày này thì sẽ sớm tìm được nửa kia. Chính vì thế, ngay từ sáng sớm, các không chỉ các quán chè đậu đỏ mà cả những hàng quán các món ăn khác được làm từ đậu đỏ như bingsu đậu đỏ, trà sữa đậu đỏ, bánh nhân đậu đỏ,... cũng đều được nhiều người tìm mua.
Chè đậu đỏ là món ăn được nhiều chọn người mua trong ngày Lễ Thất tịch này (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ vẫn chưa biết thực hư của truyền thuyết này. Theo văn hóa lâu đời, biểu trưng cho ngày Thất tịch ở Trung Quốc là một hạt đậu màu đỏ, vốn có tên là đậu tương tư, đậu khổng tước. Trong tiếng Việt gọi là trạch quạch, kiền kiện, muồng cườm, cườm rắn.
Đậu tương tư – hạt đậu biểu trưng cho ngày Thất tịch ở Trung Quốc (Ảnh: Internet)
Loại đậu này có hình dạng gần như là một trái tim, vỏ có màu đỏ bóng, màu không phai và rất cứng. Chính vì hình dáng và màu sắc như thế nên tại Trung Quốc, đậu tương tư thường được dùng làm vật trang trí hay quà tặng với ý nghĩa bày tỏ tình cảm với đối phương. Như vậy, "đậu đỏ" hay đậu tương tư chỉ là vật để trang trí, tặng nhau vào lễ Thất tịch chứ không phải là nguyên liệu của món "chè tình nhân" hay chè "thoát ế".
Có lẽ do sai sót trong việc truyền bá thông tin về ngày lễ Thất tịch nên dẫn đến việc nhiều bạn trẻ bị ngộ nhận rằng, đậu tương tư chính là đậu đỏ ở Việt Nam.
Cẩm Ly
Theo Schannel
Cùng chuyên mục
Bình luận