Nguyễn Thị Sâm – tấm gương vươn lên với nghị lực phi thường
(Sóng Trẻ) - Cuộc sống thật kỳ lạ, có những người khi sinh ra được hưởng đủ đầy mọi thứ về vật chất, tinh thần, thân thể, nhưng không phải ai cũng được như vậy, còn rất nhiều người khi sinh ra dù vẫn lành lặn nhưng do số phận nghiệt ngã đã khiến họ không được hoàn hảo. Thế nhưng, bằng tất cả sự nỗ lực và kiên trì của mình, những con người tưởng trừng bế tắc đã tìm được niềm vui và động lực để vươn lên trong cuộc sống.
Cuộc sống bất hạnh
Chị Nguyễn Thị Sâm, 43 tuổi, sống tại phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội là một người em út trong gia đình có sáu anh chị em. Khi sinh ra chị cũng lành lặn như bao đứa trẻ khác nhưng đến năm hai tuổi rưỡi chị bất ngờ bị sốt cao, co giật, sau đó để lại di chứng bại liệt hai chân, chân chị bị teo nhỏ, dù vẫn có cảm giác nhưng không thể cử động được. Không chỉ vậy, tay của chị cũng rất yếu, khi đứng lên phải nhờ người khác giúp đỡ.
Chị Nguyễn Thị Sâm phải ngồi xe lăn.
Chia sẻ với chúng tôi về những khó khăn, bà Lai Thị Khứa ( mẹ chị Sâm) cho biết: “Vất vả chứ! Đầu tiên bị như thế còn phải lê bằng ghế chứ có đứng được đâu, xong mãi mới mua được cái xe này rồi ngồi xong mới tập đi, đi được bao nhiêu lần rồi mới đi được xe lăn này chứ. Chữa bệnh thì cũng cứ đi, ai mách đâu chữa đấy. Mà có tiền mới đi, nhà cày cấy, có tiền mới đi chứ nhà làm nông dân...”
Người nhà giúp chị nhặt đồ.
Trước đây, chị đã từng đi chữa trị ở rất nhiều nơi như xuống Nam định, Ninh bình, gặp lương y Võ Hoàng Yên – người đã chữa trị cho rất nhiều người bị bệnh bại liệt khỏi bệnh nhưng sau đó vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên việc chữa trị bị gián đoạn rất nhiều lần, căn bệnh chưa được chữa trị triệt để, đeo bám chị đến tận bây giờ. Việc học tập cũng bị ảnh hưởng khi chị chỉ học hết cấp một.Chính vì áp lực về khuyết tật của bản thân cũng với việc đi lại gặp nhiều khó khăn nên cuộc sống của chị chỉ gắn liền với 4 bức tường.
Nguồn sống mới
Chị Nguyễn Thị Sâm hiện đang là thành viên của Hội người khuyết tật Cầu Giấy.
Hội người khuyết tật.
Gần đây, chị được trung tâm hướng nghiệp hỗ trợ dạy nghề làm đồ handmade, tuy khoảng cách từ nhà chị đến đây học lên đến 5km và chị phải đi một mình bằng xe lăn nhưng bằng sự kiên trì và nỗ lực của mình, chị vẫn theo đuổi khóa học một cách đầy đủ và tích cực. Không những vậy, với sự giới thiệu của trung tâm hướng nghiệp, chị còn theo học một khóa học công nghệ thông tin về word và exel giúp chị có thêm nhiều kỹ năng hơn.
Làm hoa tranh quận giấy.
Tham gia khóa học công nghệ thông tin.
“Công việc hiện tại của mình là làm nghề may và làm thêm một nghề handmade, làm hoa tranh quận giấy. Ước mơ của tôi là có một của hàng nho nhỏ để trưng bày những sản phẩm do chính bản thân tôi làm ra và giúp đỡ cho những người như mình.” chị Sâm chia sẻ.
Qua sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo ở trung tâm dạy nghề cùng với sự yêu thích, khả năng khéo tay của mình, từ những sản phẩm đơn giản, chị đã cho ra đời những sản phẩm rất cầu kỳ, tinh xảo, đẹp mắt, đáp ứng nhu cầu và nhận nhiều lời khen từ khách hàng, từ đó giúp đỡ được nhiều người có hoàn cảnh như mình.
“Mình quen cô Sâm trong một hội chợ dành cho người khuyết tật, hai cô cháu sống cùng khu nhưng chưa bao giờ gặp nhau, từ hồi quen thì cô ấy liên lạc với mình, hai cô cháu nhắn tin gọi điện, cô ấy động viên mình tham gia hoạt động xã hội, cô ấy giúp mình tự tin vui vẻ và hòa đồng hơn.” bạn Dương Hoàng Yến ( Trung Hòa, Cầu Giấy) chia sẻ.
Sau giờ làm, chị Sâm vẫn tích cực tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ của các trung tâm khuyết tật để xua tan những căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống cũng nư tạo động lực vươn lên cho bản thân.
Bùi Phương Thảo
Cùng chuyên mục
Bình luận