Cùng con khôn lớn trong không gian khép kín

(Sóng trẻ) - Hướng dẫn con trở thành “đầu bếp”, thử làm đồ thủ công, hay cùng con tạo nên một sân chơi thu nhỏ,...rất nhiều những hoạt động thú vị được bố mẹ nghĩ ra để đồng hành, phát triển cùng con và vượt qua mùa dịch.

Thực tế cho thấy đời sống sinh hoạt của nhiều gia đình bị đảo lộn bởi dịch bệnh COVID-19. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để cha mẹ có thời gian gần gũi, chia sẻ và thấu hiểu con, giữa những bộn bề công việc. Rất nhiều phương án được phụ huynh lựa chọn để bù lại những thiếu thốn về sân chơi, khỏa lấp đi sự mất kết nối của trẻ với bạn bè trong khoảng thời gian giãn cách.

Các năm trước, gia đình chị Kim Thúy (Hoàng Mai, Hà Nội) thường lựa chọn việc cùng cả nhà đi chơi xa nhân dịp nghỉ lễ, hoặc đưa con đến các khu trung tâm thương mại vào những ngày cuối tuần. Kể từ khi bùng phát dịch, các thành viên đều phải làm việc, học tập tại nhà, khiến không khí gia đình có phần bí bách. 

Thế nhưng chị Thúy lại lạc quan coi dịch bệnh là cơ hội để có nhiều kỷ niệm, thời điểm phù hợp để có những thay đổi tích cực trong việc giáo dục hai con. Vậy là sau mỗi giờ học của cậu con trai 6 tuổi, hai mẹ con lại vào bếp, tham khảo những cách chế biến món ăn độc đáo trên mạng để đổi khẩu vị cho gia đình. Cuối tuần chị còn hướng dẫn cô con gái lớn tập yoga để nâng cao sức khỏe.

anh-1-1.jpg
Cậu con trai út tỏ ra khá thích thú khi cùng chị Thúy vào bếp. Ảnh: Kim Oanh

Còn đối với anh Bùi Hưng (Hoàng Mai, Hà Nội), nhờ có một khoảng sân nhỏ trước nhà nên anh đã tận dụng để thành nơi tập thể dục, thể thao cùng cậu con trai. Bản thân anh rất coi trọng việc vui chơi cùng con bởi theo anh, việc học trực tuyến đã lấy đi rất nhiều thời gian vận động của trẻ, nếu cứ để chúng tiếp tục dán mắt vào màn hình, sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều thì rất dễ sinh ra những chứng bệnh có hại cho sự phát triển sau này.

“Trước đây vì còn phải đi làm nên tôi không có nhiều thời gian chơi đùa cùng con, thường để chúng ra ngoài chơi với bạn bè hoặc ở nhà xem ti vi. Nhưng gần đây vì giãn cách xã hội phải làm việc ở nhà cả ngày nên tôi mới thấy rằng trẻ con rất cần có người lớn bên cạnh trong các hoạt động thường nhật. Không chỉ để chúng phát triển thể chất mà còn để gắn kết gia đình nữa” - anh Hưng chia sẻ.

Thực tế, các hoạt động vui chơi sáng tạo trong mắt trẻ không cần quá cầu kỳ, đôi khi chỉ là được cùng mẹ vào bếp, làm thử món ăn mà con chưa từng thử; hoặc những trải nghiệm mới như cùng bố mẹ học giao tiếp bằng ngoại ngữ, học chơi một loại nhạc cụ,...

Chơi với cha mẹ, anh chị em trong nhà giúp trẻ giao tiếp tốt hơn đồng thời không bị rơi vào trạng thái ngột ngạt, buồn chán. Nhất là khi việc giãn cách xã hội đã diễn ra trong một khoảng thời gian tương đối dài, các gia đình nên hướng đến việc tạo cho trẻ những sân chơi bổ ích tại nhà, đồng thời đừng quên nhắc nhở các bé đảm bảo an toàn phòng dịch, thực hiện những biện pháp chống dịch hiệu quả nếu muốn ra ngoài.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN