Nhà văn Bùi Anh Tấn: "Đồng tính không phải là một căn bệnh"
(Sóng trẻ) - Các tác phẩm tiểu biểu từ "Một thế giới không đàn bà", "Bướm đêm", "Phương pháp của A.C Kinsey", "Vòng tay không đàn ông" đến "Bí mật hậu cung" là một quá trình sáng tác đầy nhiệt tình và tâm huyết của nhà văn Bùi Anh Tấn, mong muốn tìm cho những người đồng tính cuộc sống tốt đẹp hơn, công bằng hơn, đồng thời hướng độc giả hiểu ra đồng tính không phải là bệnh.
Quá trình sáng tác của Bùi Anh Tấn đã được chính nhà văn trong hội thảo " Văn học, nghệ thuật và LGBT" do CSAGA và Đại sứ quán Mỹ, Thụy Điển, Quỹ Urgent Action phối hợp tổ chức vào 14/8/2013 tại khách sạn Daewoo, Hà Nội. Đây là hoạt động được đánh giá giúp cho cộng đồng LGBT có cơ hội trải lòng mình.
Bắt đầu bằng sự thấu hiểu
Nhà văn cho rằng: “Thế giới của những người đồng tính, đó không đơn giản là một thế giới "xanh đỏ" như người ta vẫn thường nói. Đó là một thế giới "ngầm" nhiều nước mắt hơn niềm vui, nhiều nỗi buồn hơn nụ cười”.
Bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ những năm 1990, Bùi Anh Tấn gặp rất nhiều khó khăn bởi vào thời điểm đó tài liệu viết về những người đồng tính bị cấm đưa vào Việt Nam và bị đưa vào danh sách sản phẩm đồi trụy "đồi trụy". Mặt khác cộng đồng người đồng tính lúc đó chưa hình thành và lớn mạnh, chỉ có một nhóm người tự phát gắn với những quán cà phê, vũ trường, quán bar,.. Giấu kỹ bản thân, sống trong cô đơn sợ hãi, nên rất e dè khi tiếp xúc với người lạ.
Nhà văn còn gặp rất nhiều trở ngại khi sáng tác vì dư luận xã hội lúc này không hiểu gì về người đồng tính, nên họ cho rằng đồng tính là xấu xa, kỳ dị, bệnh tật, bẩn thỉu,... và không chấp nhận. Bản thân Bùi Anh Tấn lúc bấy giờ cũng chưa có kinh nghiệm, hiểu biết về người đồng tính.
Hội thảo LGBT
Tuy nhiên, vượt qua mọi dào cản, thậm chí phải "trả giá", Bùi Anh Tấn đã cho ra đời tác phẩm sáng giá "Một thế giới không đàn bà". Nhà văn tâm sự: "Qua tác phẩm này tôi hiểu thêm rằng: mặt trời mọc ắt mặt trời lặn, có mặt trời là có mặt trăng. Thế giới chúng ta đang sống vốn không chỉ có dị tính, mà còn có đồng tính, lưỡng tính, thậm chí là vô tính".
Tiểu thuyết "Phương pháp của A.C.Kinsey" là sự chia sẻ của những người đồng tính "kín" vì nhiều lý do đã không sống thật với bản thân mình, không thể công khai bản thân mình và cuộc sống, đôi lúc là ác mộng bởi mãi đi tìm bản ngã của mình giữa mênh mông cuộc đời.
Sau " Một thế giới không đàn bà", nhà văn tiếp tục cho ra đời tác phẩm "Trái dấu", " Thế giới không đàn ông” để tỏ rõ trách nhiệm, sự công bằng đối với đồng tính nam và đồng tính nữ. Nhà văn từng chia sẻ: "Gay hay les tôi đều yêu cả. Bạn bè tôi cứ nói thế này: Bùi Anh Tấn đã viết "Một thế giới không đàn bà" rồi đến "Thế giới không đàn ông". Thôi mai viết nốt luôn "thế giới không có người" cho đủ bộ".
Đồng tính không phải là một căn bệnh
Quá trình sáng tác cũng là quá trình tác giả nâng tầm hiểu biết của mình về cộng đồng LGBT. "Bí mật hậu cung" đã giúp cho độc giả hiểu được rằng: "Đồng tính sẽ mãi là đồng tính, điều giúp duy nhất cho người đồng tính là hãy chấp nhận người đồng tính, cũng như dị tính là những con người sòng phẳng, có tình yêu, có hôn nhân và quyền nuôi dạy con cái. Đồng tính không phải là một căn bệnh".
Đồng tính không phải là bệnh (ảnh Internet)
Đến nay, tất cả các tác phẩm viết về đồng tính của nhà văn Bùi Anh Tấn đều được tái bản nhiều lần, riêng tác phẩm "Một thế giới không đàn bà" đã được tái bản nhiều lần, chuyển thể thành phim nhiều tập. Tác phẩm đã liên tiếp đoạt hai giải thưởng, giải A của Bộ Công an và Hội nhà văn Việt Nam trao tặng.
Những tác phẩm của ông đã cung cấp cho công chúng nhiều thông tin, giúp họ có cái nhìn thiện cảm hơn về LGBT, cộng đồng những người đồng tính luyến ái. Nhà văn Bùi Anh Tấn được tổ chức kỷ lục Guinnes Việt Nam ghi nhận là nhà văn đầu tiên viết về đồng tính. Thông điệp trong các tác phẩm của nhà văn giúp xóa nhòa ranh giới vốn tồn tại bấy lâu nay, hướng tới sự công bằng trong cuộc sống.
Trần Thủy
Báo in K32B
Cùng chuyên mục
Bình luận