Nhiều sinh viên muốn bảo lưu, bỏ học vì chọn sai ngành

(Sóng trẻ) - Tình trạng bỏ học của sinh viên gia tăng, trong đó việc thiếu hứng thú với ngành học đã chọn là lý do hàng đầu khiến nhiều sinh viên muốn dừng lại.

Khi tham gia các diễn đàn dành cho sinh viên trên mạng xã hội, không khó để bắt gặp những bài viết xin tư vấn, bộc bạch về việc muốn nghỉ học hoặc bảo lưu kết quả học tập. Phần lớn các bạn sinh viên cho rằng ngành học hiện tại không phù hợp với định hướng phát triển của bản thân vì không cung cấp đủ kiến thức, kỹ năng cho mục tiêu, dự định tương lai.

Học ngành mình không đam mê

Năm đầu tiên của đời sinh viên mới trôi qua một nửa nhưng Bùi Bích Phương (sinh viên năm nhất ngành Kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng) đã quyết định thôi học. Bích Phương tự nhận bản thân không hề phù hợp với các ngành kinh tế, nơi có những môn học đòi hỏi tư duy toán học nhiều. 

Bích Phương chia sẻ: “Mình có năng khiếu thiên về xã hội hơn và cũng có nguyện vọng đăng ký vào một ngành xã hội”. Nhưng bố mẹ của Phương kịch liệt phản đối, lo sợ “làm cái ngành này ra không có tương lai”. Vậy là Phương chiều lòng bố mẹ, đăng ký vào một ngành kinh tế.

“Không có năng khiếu cũng như đam mê, mình nhanh chóng tụt lại so với các bạn chỉ sau gần một học kỳ. Mọi sự cố gắng đều gượng ép và không đem lại kết quả như mong muốn”, Phương cho biết thêm. 

Nghĩ rằng cứ để vậy thì không ổn, cô sinh viên quyết định thôi học tại Học viện Ngân hàng và nói chuyện với phụ huynh về việc thi lại. “Tuy không nhận được sự ủng hộ từ bố mẹ, nhưng khi điền vào đơn xin thôi học, mình cảm thấy như trút được gánh nặng”, Phương tâm sự.

img_0949.JPG
Dưới áp lực từ bố mẹ, Phương đã đăng ký vào một ngành học mà mình không hứng thú, dẫn đến chán nản muốn bỏ học (Ảnh minh hoạ)

Trong một trường hợp khác, Đặng Châu Anh (Long Biên, Hà Nội) đã thẳng thắn thừa nhận thiếu sót của mình trong việc chọn ngành. Ban đầu, Châu Anh có niềm đam mê với truyền thông, báo chí nên đã đăng ký vào ngành Báo mạng điện tử. 

Theo bạn, sau khi tìm hiểu, bạn cảm thấy ngành này “có tương lai”, “phù hợp thời đại công nghệ 4.0”. Nhưng chỉ đến khi theo học, bạn mới "tá hỏa" nhận ra ngành học này không phù hợp với bản thân. 

Ngay khi kết thúc học kì I năm nhất, được sự ủng hộ của gia đình, Châu Anh đã bắt đầu ôn thi lại và tham gia kì thi THPT quốc gia một lần nữa. Lần này, bạn đã thành công trở thành sinh viên năm nhất ngành Bảo Hiểm của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

Sinh viên làm gì khi chọn sai ngành?

TS. Lưu Trần Toàn, giảng viên khoa Quan hệ quốc tế tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho rằng việc chọn sai ngành không phải là điều hiếm gặp vì đa số các bạn trẻ đều mất nhiều thời gian để biết được định hướng nào mới phù hợp với bản thân. 

img_0922.JPG
“Để sửa sai, điều quan trọng nhất là phải biết mình thích gì, phù hợp với lĩnh vực nào và không để ý kiến của người khác có ảnh hưởng quá nhiều đến lựa chọn của bản thân”, TS. Lưu Trần Toàn cho biết. (Ảnh: NVCC)

Trong quá trình công tác tại Học viện, TS. Lưu Trần Toàn thường được nhiều sinh viên xin lời khuyên vì vấn đề trên. Trong những trường hợp này, TS. Lưu Trần Toàn luôn khuyên sinh viên hãy cố gắng thêm một học kỳ nữa để xem quan điểm có thay đổi không. Một khi sinh viên đã xác định nghỉ học hay bảo lưu kết quả học tập, sinh viên phải có phương án phù hợp. 

“Các bạn cần cân nhắc thiệt-hơn, mình sẽ nhận được gì và mất gì trước khi quyết định bỏ học. Bên cạnh đó, sinh viên nên tham khảo thông tin từ nhiều nguồn và trao đổi kỹ càng với gia đình để đưa ra quyết định đúng đắn nhất”, TS. Lưu Trần Toàn chia sẻ.

Theo TS. Lưu Trần Toàn, nếu đã xác định bản thân chọn sai ngành ngay từ những năm đầu, sinh viên cần nhanh chóng chuyển sang ngành, trường phù hợp nếu có thể và phải sẵn sàng thi lại để có thể vào được ngành mong muốn. Nếu sinh viên đã học đến năm ba, năm tư thì có thể học xong hết rồi đổi hướng sau. Ngoài ra, việc học song bằng, song trường cũng nên được cân nhắc nếu đủ khả năng.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN