Nhớ lại hình ảnh người phụ nữ Việt xưa qua triển lãm “Chuyện của chợ”

(Sóng trẻ) - Hình ảnh những người phụ nữ Hà thành cắp rổ, thúng đi chợ phiên vốn xưa cũ nay đã được tái hiện một cách chân thực qua triển lãm “Chuyện của chợ” và “Chợ quê”, tại Bảo tàng phụ nữ Việt Nam nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.


“Chuyện của chợ” là hoạt động văn hóa kỷ niệm 104 năm ngày Quốc tế Phụ nữ Việt Nam do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức HealthBridge và công ty Fresh Studio tổ chức đến ngày 9/3. Triển lãm đem lại cho người xem những xúc cảm chân thực về những phiên chợ quê xưa đồng thời gửi đến hình ảnh chợ nay với nhiều bất cập trong đời sống, đặt niềm hi vọng vào hình ảnh chợ tương lai. 

 

Đến với triển lãm, chợ không đơn thuần là nơi trao đổi buôn bán hàng hóa mà còn là một không gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Người phụ nữ xưa lam lũ, vất vả đầu tắt mặt tối với hàng trăm thứ việc không tên trong gia đình, khiến họ không có cơ hội tiếp xúc với môi trường bên nài, bởi thế phiên chợ chính là cái cớ để họ ra khỏi nhà. Do đó, chợ quê xưa đã góp một phần không nhỏ giúp giải phóng phụ nữ, giúp người phụ nữ có điều kiện quay về với nhịp sống sôi động của đời sống cộng đồng.


085649eef_hinh1.jpg

Gánh hàng, những lồng gà, lồng vịt, sản vật quê gắn liền với người phụ nữ xưa


085649eef_hinh3.jpg

Hình ảnh chợ dân sinh được tái hiện đầy đủ qua triển lãm tranh


085649eef_hinh2.jpg

Các em nhỏ hứng thú với việc đãi ngô, gạo bằng rổ, giá


PGS.TS Nguyễn Quốc Thông – Phó chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam chia sẻ quan điểm về văn hóa chợ quê: “Các khu chợ tồn tại như một điểm hẹn trong thành phố, gợi lại hình ảnh thân thương xưa, và chứa đựng các giá trị có sức lôi cuốn khách du lịch."


Nhằm tái hiện chân thực bức tranh phiên chợ quê ngày cũ, triển lãm còn tổ chức và bày bán các gian hàng với các món ăn đặc sản của nhiều vùng miền như : Măng khô Thanh Sơn, gạo Tám Hải Hậu, hoa quả Bắc Ninh…. đem lại những trải nghiệm thú vị, hấp dẫn cho người xem khi đến đây.


085649eef_hinh4.jpg

Những gian hàng ẩm thực bình dị đông đúc người qua lại


Bày tỏ cảm xúc của mình về buổi triển lãm, cô Đinh Thị Thu (47 tuổi) đã chia sẻ: “Ngày xưa phương tiện thông tin chưa phổ biến nên chợ là một nơi trao đổi thông tin rất quan trọng, không đi chợ coi như bị mù tịt về thông tin. Qua "diễn đàn chợ" các bà các cô mới có dịp buôn dưa lê, tâm sự với nhau. Triển lãm lần này đã thành công khi tái hiện không gian chợ quê rất gần gũi, thân thuộc với chị em phụ nữ, đặc biệt có ý nghĩa với dịp 8/3 này.”


Trở về với một không gian văn hóa truyền thống rất đỗi thân quen và gắn bó của người Việt, triển lãm “Chuyện của chợ” đã đem lại những kí ức về hình ảnh chợ quê xưa vốn hiếm thấy giữa đất kinh kì nhộn nhịp cuộc sống đô thị hóa, thương mại hóa này.

Nguyễn Tiến Tú

Truyền hình K33A1


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN