Nhọc nhằn gánh mưu sinh chốn Hà thành
(Sóng trẻ) - Trong guồng quay của cuộc sống với “cơm – áo – gạo – tiền”, những người lao động nghèo vẫn tất bật tìm phương kế sinh nhai đang đè lên đôi vai nặng gánh mưu sinh.
Chú Thành (48 tuổi) làm xe ôm kiêm dịch vụ sửa xe di động. Nghề xe ôm không phải khi nào cũng có khách nên chú làm thêm cả việc sửa xe di động để kiếm thêm vài đồng, bớt đi thời gian rảnh rỗi.
Đôi tay rám nắng lấm lem dầu mỡ “trình diễn” kĩ thuật vặn đinh ốc như một môn nghệ thuật với sự rèn luyện đã nhiều năm. Với vài thứ dụng cụ cơ bản đặt trên giỏ chiếc Dream cũ, ở đâu gọi chú có mặt ngay. “Nghề nghiệp không có nên chấp nhận vất vả, thế thôi!” – chú Thành chia sẻ.
Người phụ nữ bán kính mắt, bảo hiểm dọc đường Hồ Tùng Mậu ngày nào cũng bày hàng trên vỉa hè không một bóng cây che nắng. Mời khách mua hàng chị cũng chẳng bỏ khẩu trang, vì nắng quá mà hàng bán cũng không được lời lãi bao nhiêu.
Xe đạp chở rau mang thực phẩm tươi nn đến chợ, bà mẹ chở rau mang mong ước dành dụm được vài đồng cho cuộc sống bớt nhọc nhằn vào trong suy nghĩ.
“Ai áo mưa, túi ni lông đi…đi…”. Câu rao vang lên khiến người ta nái nhìn dáng điệu tần tảo của người bán áo mưa trong một buổi trưa nắng.
Chị lao công thu m rác ở khu vực chợ Đồng Xa. Tiếp xúc thường xuyên với chất thải, mùi hôi của rác, nhất là với khối lượng rác lớn của một khu chợ, công việc của chị nhìn qua cũng đủ biết vô cùng vất vả.
Những người phụ nữ phơi nắng bán hoa tươi dọc phố Trần Vĩ – cạnh nghĩa trang Mai Dịch. Không phải họ không sợ nắng, mà là mục đích kiếm sống đã được đạt cao hơn. Phần lớn những con người mưu sinh bằng công việc lao động chân tay là phái yếu. Đức tính cẩn thận, cam chịu của phụ nữ Việt Nam đã tạo ra lớp người hy sinh hết lòng vì gia đình, con cái.
Bác Hoàn ngày ngày chở xe cá cảnh đi loanh quanh các khu dân cư để bán hàng. Cá được đóng túi có nước, nhưng hôm gặp phải cá yếu, không chịu được bí khí cả ngày rồi chết, bác mất cả gốc lẫn lãi. Sự may rủi đôi khi còn là những bữa cơm có thịt, có cá và những bữa cơm không.
Người lái xe thương binh tranh thủ chợp mắt ngay trên xe trong lúc không có đơn hàng. Những chuyến hàng đêm thường xuyên đã “đánh cắp” giấc ngủ của chú, nên trên thùng xe bao giờ chú cũng để sẵn chiếc võng làm giường.
Chị bán ngô nhanh tay chọn ngô, lột vỏ để tiếp tục chuẩn bị cho mẻ ngô luộc ban chiều.
Người dân xung quanh chợ Cầu Diễn gọi cụ là “bà già bán rau”. Cụ năm nay đã 75 tuổi, vẫn hằng ngày lo cơm ăn ba bữa với gánh rau nhỏ chỉ lãi được vỏn vẹn hai, ba chục nghìn. Ngày mưa cụ nghỉ thì không có tiền tiêu.
Đôi bàn chân gầy guộc, nứt nẻ ngày nào cũng lội ruộng hái rau, rồi đi bộ gần 2 km với bao tải rau trên lưng. Con gái lấy chồng xa, cụ sống một mình với tâm niệm: “Khổ thì cũng đã khổ cả đời rồi”.
Hoài Thu
ĐPT K34 A2
Cùng chuyên mục
Bình luận