Cô gái vùng cao có “trái tim ấm”
(Sóng Trẻ) - Đào Thị Quỳnh Trang - sinh viên trường ĐH Y tế công cộng, cô gái đến từ mảnh đất nghèo huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) - là người sáng lập nhóm tình nguyện Cỏ ba lá, đồng thời là Phó chủ nhiệm câu lạc bộ hiến máu nhân đạo và Cộng đồng xanh của trường.
Mới đây, vượt qua hàng trăm ứng viên trên khắp cả nước, cô gái “tim ấm” này và nhóm tình nguyện Cỏ ba lá đã vinh dự nhận được Giải thưởng Chim én 2011 dành cho những tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cộng đồng.
Phải sống thật tâm dù chịu thiệt thòi
Quỳnh Trang sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo thuộc huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái). Dù còn nhiều khó khăn nhưng mảnh đất này được thiên nhiên ban tặng những gì đẹp nhất: những dãy núi trùng điệp, những rừng thông xanh ngắt quanh năm, những dòng suối hiền hòa và trong lành. Đặc biệt, con người nơi đại ngàn Tổ quốc này luôn rất thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ nhau.
Trang may mắn vì được gia đình tạo điều kiện cho lên thành phố Lào Cai học từ khi 6 tuổi. Với Trang, 14 năm học (12 năm ở cấp phổ thông và 2 năm đại học) là quãng thời gian đủ dài để cô cảm nhận tình yêu thương nơi xa mà bố mẹ và người em gái dành cho mình. Mỗi năm, Trang chỉ tranh thủ về quê được hai lần vào dịp hè và Tết nguyên đán nhưng như Trang nói, cô chưa bao giờ cảm thấy cô đơn.
Xa gia đình và quê hương nên mỗi khi có dịp về thăm, Trang lại đi lòng vòng cả ngày trong bản chỉ để cố gắng lưu giữ lại những hình ảnh thân quen của quê hương. Cô nói, để khi đi xa có cái nhớ về (!). Bạn bè, người thân gọi cô là Trang “đồ cổ” bởi cô có một sở thích khá… kỳ quặc. Đó là sưu tầm những thứ cũ kỹ và có hình thù kỳ lạ.
Trang chia sẻ: “Bố mẹ luôn nhắc nhở em phải sống thật với tâm mình. Không bao giờ được phép làm bất cứ điều gì có hại cho người khác. Thậm chí có thể chịu phần thiệt thòi hơn một chút về mình cũng được. Để có chữ chỉ cần học vài năm nhưng để có đạo đức thì phải học cả đời”.
Chính những lời động viên từ nhỏ đó đã trở thành động lực để cô vượt qua mọi khó khăn nơi phố thị, nuôi dưỡng tâm hồn cô gái đến từ Trạm Tấu và giúp cô vững tin vào những ước mơ đang theo đuổi.
“Cháu xin cô ạ”
Trang kể, Tết nguyên đán năm học lớp 9, cô cùng một vài người bạn tới thăm khu suối Tà Xùa. Con suối cách trung tâm huyện Trạm Tấu khoảng 3km. Đường xấu, không phương tiện nào đi vào được nên cả nhóm phải đi bộ mất gần 40 phút. Khi cả nhóm gần đến nơi thì tình cờ gặp mấy em nhỏ chừng 4-5 tuổi. Không quần áo ấm, không mũ len, không tất chân. Thậm chí, một vài em còn không có dép, đôi chân trần thâm tím vì lạnh. Các em chỉ mặc độc chiếc áo mỏng, đã sờn cũ với chiếc quần cộc, đang nhặt củi về sưởi ấm.Mà mùa đông ở Tây Bắc thì lạnh quá trời (!)
Trong lòng nhóm bạn trẻ tới từ thành phố trào dâng một cảm xúc khó tả. Trang cùng các bạn đã chia cho các em toàn bộ phần bánh kẹo mang theo để ăn đường và dự định liên hoan khi tới Tà Xùa. Nhận được những chiếc kẹo nhỏ từ tấm lòng của những “người xa lạ”, các em nhỏ đồng loạt khoanh tay và nói: "Cháu xin cô ạ". Trang cũng như nhiều bạn bè cùng đoàn không khỏi bất ngờ và ngỡ ngàng. Câu cảm ơn chân thành của những đứa trẻ nghèo, đang co ro vì lạnh; thậm chí những đứa trẻ này còn chưa biết đến lớp học khiến Trang không khỏi nghẹn ngào. Cảm động hơn là khi nhận được những chiếc bánh kẹo, các em không ăn ngay mà luôn nảnh sang nhìn bạn bè, rồi bẻ thành đôi, thành ba để chia cho các bạn xung quanh. Chiếc bánh nhỏ lọt thỏm trong lòng bàn tay mà đôi khi được chia thành 7-8 phần chỉ nhỏ bằng ngón tay.
Nâng bước chân trẻ miền núi
Câu chuyện tuổi thơ là lý do chính đưa Trang đến với các hoạt động tình nguyện. Chương trình đầu tiên mà cô tham gia là “Mùa đông ấm Yên Bái năm 2010”, khi cô mới chập chững bước vào ĐH. Đó cũng là thời điểm cô hiểu được cảm giác hạnh phúc khi nhìn thấy những đứa trẻ cười vui, ấm áp hơn trong những chiếc áo mới.
Tháng 12/2009, nhóm tình nguyện Cỏ ba lá do Trang sáng lập được ra đời với 15 thành viên chính thức cùng hàng chục tình nguyện viên đến từ nhiều trường ĐH, CĐ trên địa bàn Hà Nội. Dự án “Nâng bước chân trẻ miền núi” là dự án đầu tiên của nhóm hướng tới việc xây dựng chương trình hướng dẫn kỹ năng chăm sóc bản thân và hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng học tập thiết yếu cho trẻ em miền núi. Một trong những hoạt động quan trọng của dự án là khuyến khích, động viên các em nhỏ tới lớp học và tác động làm thay đổi nhận thức của các bậc phụ huynh trong việc cho trẻ tới lớp. Sau hơn một năm triển khai, số trẻ tới trường của huyện Trạm Tấu tăng rõ rệt. Thậm chí, không ít bậc phụ huynh còn tham gia ngồi học cùng con.
Thành công bước đầu của dự án đã mang lại cho nhóm Cỏ ba lá và cá nhân Trang Giải thưởng Chim én năm 2011, cùng với đó là số tiền thưởng lên tới gần 50 triệu đồng.
Tuy nhiên, thành công bước đầu của dự án này cũng gặp phải không ít khó khăn. Đó là sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa cùng quãng đường tình nguyện quá xa. Tính tổng cộng mỗi lần lên Trạm Tấu làm tình nguyện, nhóm phải đi bộ gần 5km đường rừng núi. Hơn nữa, đa phần thành viên đều còn là sinh viên nên chỉ có thể sắp xếp vào dịp cuối tuần hoặc nghỉ lễ. Chưa kể điều kiện thời tiết khắc nghiệt của miền rừng núi đại ngàn này.
Hiện Trang cùng nhóm tình nguyện Cỏ ba lá đang xây dựng kế hoạch để có thể mở rộng dự án “Nâng bước chân trẻ miền núi” sang các xã Bản Công, Pá Hú và các xã khác của huyện Trạm Tấu. Nhóm cũng đang lên kế hoạch kêu gọi tài trợ để thực hiện dự án “Đưa nước sạch đến với đồng bào nghèo tỉnh Yên Bái”.
Trang nói, cô là người có nhiều mơ ước. Nhưng những điều ước đó tựu chung là mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc ít người. Trang và rất nhiều bạn trẻ tình nguyện khác đang thực sự là những cánh én mang sức sống mới tới cho trẻ em nghèo miền núi.
Box: Các dự án, hoạt động tình nguyện mà Đào Thị Quỳnh Trang và Nhóm Cỏ ba lá đã thực hiện:
- Dự án “Nâng bước chân trẻ miền núi” năm 2010 và 2011.
- Quỹ “Hũ gạo vùng cao”.
- Quỹ “Học bổng hiếu học”.
- Xây dựng công trình “Thư viện xanh”.
- Chương trình “Mùa đông ấm Yên Bái” năm 2010 và 2011.
- Chương trình “Mùa hè xanh” tại Yên Bái năm 2010 và 2011.
Mới đây, vượt qua hàng trăm ứng viên trên khắp cả nước, cô gái “tim ấm” này và nhóm tình nguyện Cỏ ba lá đã vinh dự nhận được Giải thưởng Chim én 2011 dành cho những tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cộng đồng.
Phải sống thật tâm dù chịu thiệt thòi
Quỳnh Trang sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo thuộc huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái). Dù còn nhiều khó khăn nhưng mảnh đất này được thiên nhiên ban tặng những gì đẹp nhất: những dãy núi trùng điệp, những rừng thông xanh ngắt quanh năm, những dòng suối hiền hòa và trong lành. Đặc biệt, con người nơi đại ngàn Tổ quốc này luôn rất thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ nhau.
Trang may mắn vì được gia đình tạo điều kiện cho lên thành phố Lào Cai học từ khi 6 tuổi. Với Trang, 14 năm học (12 năm ở cấp phổ thông và 2 năm đại học) là quãng thời gian đủ dài để cô cảm nhận tình yêu thương nơi xa mà bố mẹ và người em gái dành cho mình. Mỗi năm, Trang chỉ tranh thủ về quê được hai lần vào dịp hè và Tết nguyên đán nhưng như Trang nói, cô chưa bao giờ cảm thấy cô đơn.
Xa gia đình và quê hương nên mỗi khi có dịp về thăm, Trang lại đi lòng vòng cả ngày trong bản chỉ để cố gắng lưu giữ lại những hình ảnh thân quen của quê hương. Cô nói, để khi đi xa có cái nhớ về (!). Bạn bè, người thân gọi cô là Trang “đồ cổ” bởi cô có một sở thích khá… kỳ quặc. Đó là sưu tầm những thứ cũ kỹ và có hình thù kỳ lạ.
Trang chia sẻ: “Bố mẹ luôn nhắc nhở em phải sống thật với tâm mình. Không bao giờ được phép làm bất cứ điều gì có hại cho người khác. Thậm chí có thể chịu phần thiệt thòi hơn một chút về mình cũng được. Để có chữ chỉ cần học vài năm nhưng để có đạo đức thì phải học cả đời”.
Chính những lời động viên từ nhỏ đó đã trở thành động lực để cô vượt qua mọi khó khăn nơi phố thị, nuôi dưỡng tâm hồn cô gái đến từ Trạm Tấu và giúp cô vững tin vào những ước mơ đang theo đuổi.
“Cháu xin cô ạ”
Trang kể, Tết nguyên đán năm học lớp 9, cô cùng một vài người bạn tới thăm khu suối Tà Xùa. Con suối cách trung tâm huyện Trạm Tấu khoảng 3km. Đường xấu, không phương tiện nào đi vào được nên cả nhóm phải đi bộ mất gần 40 phút. Khi cả nhóm gần đến nơi thì tình cờ gặp mấy em nhỏ chừng 4-5 tuổi. Không quần áo ấm, không mũ len, không tất chân. Thậm chí, một vài em còn không có dép, đôi chân trần thâm tím vì lạnh. Các em chỉ mặc độc chiếc áo mỏng, đã sờn cũ với chiếc quần cộc, đang nhặt củi về sưởi ấm.Mà mùa đông ở Tây Bắc thì lạnh quá trời (!)
Trong lòng nhóm bạn trẻ tới từ thành phố trào dâng một cảm xúc khó tả. Trang cùng các bạn đã chia cho các em toàn bộ phần bánh kẹo mang theo để ăn đường và dự định liên hoan khi tới Tà Xùa. Nhận được những chiếc kẹo nhỏ từ tấm lòng của những “người xa lạ”, các em nhỏ đồng loạt khoanh tay và nói: "Cháu xin cô ạ". Trang cũng như nhiều bạn bè cùng đoàn không khỏi bất ngờ và ngỡ ngàng. Câu cảm ơn chân thành của những đứa trẻ nghèo, đang co ro vì lạnh; thậm chí những đứa trẻ này còn chưa biết đến lớp học khiến Trang không khỏi nghẹn ngào. Cảm động hơn là khi nhận được những chiếc bánh kẹo, các em không ăn ngay mà luôn nảnh sang nhìn bạn bè, rồi bẻ thành đôi, thành ba để chia cho các bạn xung quanh. Chiếc bánh nhỏ lọt thỏm trong lòng bàn tay mà đôi khi được chia thành 7-8 phần chỉ nhỏ bằng ngón tay.
Nâng bước chân trẻ miền núi
Câu chuyện tuổi thơ là lý do chính đưa Trang đến với các hoạt động tình nguyện. Chương trình đầu tiên mà cô tham gia là “Mùa đông ấm Yên Bái năm 2010”, khi cô mới chập chững bước vào ĐH. Đó cũng là thời điểm cô hiểu được cảm giác hạnh phúc khi nhìn thấy những đứa trẻ cười vui, ấm áp hơn trong những chiếc áo mới.
Tháng 12/2009, nhóm tình nguyện Cỏ ba lá do Trang sáng lập được ra đời với 15 thành viên chính thức cùng hàng chục tình nguyện viên đến từ nhiều trường ĐH, CĐ trên địa bàn Hà Nội. Dự án “Nâng bước chân trẻ miền núi” là dự án đầu tiên của nhóm hướng tới việc xây dựng chương trình hướng dẫn kỹ năng chăm sóc bản thân và hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng học tập thiết yếu cho trẻ em miền núi. Một trong những hoạt động quan trọng của dự án là khuyến khích, động viên các em nhỏ tới lớp học và tác động làm thay đổi nhận thức của các bậc phụ huynh trong việc cho trẻ tới lớp. Sau hơn một năm triển khai, số trẻ tới trường của huyện Trạm Tấu tăng rõ rệt. Thậm chí, không ít bậc phụ huynh còn tham gia ngồi học cùng con.
Thành công bước đầu của dự án đã mang lại cho nhóm Cỏ ba lá và cá nhân Trang Giải thưởng Chim én năm 2011, cùng với đó là số tiền thưởng lên tới gần 50 triệu đồng.
Tuy nhiên, thành công bước đầu của dự án này cũng gặp phải không ít khó khăn. Đó là sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa cùng quãng đường tình nguyện quá xa. Tính tổng cộng mỗi lần lên Trạm Tấu làm tình nguyện, nhóm phải đi bộ gần 5km đường rừng núi. Hơn nữa, đa phần thành viên đều còn là sinh viên nên chỉ có thể sắp xếp vào dịp cuối tuần hoặc nghỉ lễ. Chưa kể điều kiện thời tiết khắc nghiệt của miền rừng núi đại ngàn này.
Hiện Trang cùng nhóm tình nguyện Cỏ ba lá đang xây dựng kế hoạch để có thể mở rộng dự án “Nâng bước chân trẻ miền núi” sang các xã Bản Công, Pá Hú và các xã khác của huyện Trạm Tấu. Nhóm cũng đang lên kế hoạch kêu gọi tài trợ để thực hiện dự án “Đưa nước sạch đến với đồng bào nghèo tỉnh Yên Bái”.
Trang nói, cô là người có nhiều mơ ước. Nhưng những điều ước đó tựu chung là mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc ít người. Trang và rất nhiều bạn trẻ tình nguyện khác đang thực sự là những cánh én mang sức sống mới tới cho trẻ em nghèo miền núi.
Box: Các dự án, hoạt động tình nguyện mà Đào Thị Quỳnh Trang và Nhóm Cỏ ba lá đã thực hiện:
- Dự án “Nâng bước chân trẻ miền núi” năm 2010 và 2011.
- Quỹ “Hũ gạo vùng cao”.
- Quỹ “Học bổng hiếu học”.
- Xây dựng công trình “Thư viện xanh”.
- Chương trình “Mùa đông ấm Yên Bái” năm 2010 và 2011.
- Chương trình “Mùa hè xanh” tại Yên Bái năm 2010 và 2011.
Sơn Tùng
Lớp PTTH K30B
Lớp PTTH K30B
Cùng chuyên mục
Bình luận