Những cái chết từ thế giới ảo
(Sóng Trẻ) - Game online vốn là một hình thức giải trí lành mạnh. Tuy nhiên, việc ham mê quá độ đã khiến nhiều sinh viên “đoạn tuyệt” với chính thế giới thật mà họ đang sống.
Cái chết của tài năng
Là học sinh giỏi 12 năm liên tiếp, đoạt giải ba tin học quốc gia, vượt qua kì thi đại học một cách dễ dàng và có ngay một vị trí chính thức trong lớp tài năng của trường đại học Bách khoa Hà Nội, Trung – cậu sinh viên xuất thân từ một gia đình khá giả có cuộc sống hoàn hảo đủ để bạn bè phải ngưỡng mộ.
Trước khi nhập học, cậu quý tử được bố mẹ sắm sửa chẳng thiếu gì: một căn phòng trọ riêng biệt để thuận tiện cho việc học tập, đồ đạc đầy đủ và quan trọng là một chiếc máy tính xách tay hàng hiệu.
Thời gian đầu, do chưa quen với việc sống xa nhà, Trung tìm đến với game online chỉ với mục đích giết thời gian và tạm quên đi nỗi nhớ gia đình. Nhưng dường như, game online có một sức hút ghê gớm nào đó, khiến cho Trung "sống cùng game, ngủ cùng game" lúc nào không hay.
Sở hữu một bảng thành tích đáng nể như trên, những tưởng Trung đã có một bước đệm hoàn hảo cho môi trường đại học. Tuy nhiên, thú "cày game" đã biến Trung thành sinh viên "đuối" nhất lớp. Và điều gì đến đã đến, không những Trung bị loại khỏi lớp tài năng mà còn không vào được ngành học ưng ý trong kì thi phân loại. Ấy là còn chưa nhắc đến 4 môn đang chờ "game thủ" này học lại, trong đó có Tin học đại cương, môn học quá nhẹ nhàng so với một người giải ba tin học quốc gia.
Ngày một lún sâu vào vũng lầy, Trung đốt sạch khoản tiền gia đình gửi vào việc mua thẻ, mua đồ cho nhân vật trong game, nhưng làm sao cho đủ? Hết tiền, cậu quay sang vay mượn bạn bè khắp nơi. Cứ khất lần mãi, cuối cùng những người bạn "chẳng phải tay vừa" mà Trung vay mượn đe dọa sẽ cho cậu "không còn đường về quê mẹ". Chẳng còn cách nào khác, Trung lén lút trốn về nhà xin tiền trả nợ. Tá hỏa với thông tin và tờ bảng điểm của cậu con trai mà mình vẫn luôn tự hào, mẹ Trung quyết định giao toàn bộ việc kinh doanh cho chồng để lên Hà Nội kèm con.
Cái chết của nghị lực
Không được may mắn như Trung, Hiệp sinh ra trong một gia đình thuần nông tại vùng quê "đất cằn đá sỏi" ở Nghệ An. Như bao nhiêu lớp thanh niên đi trước, cách duy nhất để thoát nghèo là học thật giỏi. Chính vì vậy, dù điều kiện học tập có nhiều khó khăn song bằng ý chí và nghị lực, Hiệp đã thi đỗ đại học.
Với mong muốn cho con cái học hành đẩy đủ để thoát nghèo, gia đình đã quyết tâm vay ngân hàng lấy tiền cho Hiệp lên thành phố học. Thứ giá trị nhất Hiệp mang theo trong ngày nhập học là chiếc máy tính cũ mà một người thân của gia đình nhượng lại.
Nhà trường sắp xếp Hiệp ở kí túc xá cùng 7 bạn sinh viên khác. Tại đây, Hiệp bị bạn bè rủ rê chơi game online. Sự lạ lẫm trước thế giới ảo rộng lớn mà mình chưa hề có dịp tiếp xúc, những màn dàn trận chiến đấu tưởng như không bao giờ hết, cả những lời khen ngợi “tung hê” lên tận mây xanh và những người bạn “ảo” mới quen đầy thú vị… Hiệp nhanh chóng trở thành một "con nghiện" game.
Cầm quyển sách, đọc được vài trang là bỏ đấy, Hiệp lại ngồi vào bàn máy tính chơi game say sưa. Trước đây nghị lực là thế, vất vả đến mấy cậu vẫn không quên nhiệm vụ học tập. Vậy mà giờ, hai tiếng "nghị lực" nghe sao xa vời quá! Tiền bố mẹ gửi, thay vì đầu tư cho bút vở, tài liệu, Hiệp lấy gần hết đi mua thẻ game, ăn uống tạm bợ qua ngày để "nuôi" nhân vật ảo.
Cũng giống như Trung, kết quả học tập của Hiệp không thể thảm hại hơn. Trong 6 môn thi, Hiệp phải thi lại 3 môn, 3 môn còn lại cũng chẳng khá hơn là bao với toàn điểm F. Kết quả này thực sự làm Hiệp hoảng hồn. Hiệp tâm sự "Từ giờ mình xin "cạch", không thể như thế này được nữa. Mình thấy thật không xứng đáng với những đồng tiền bố mẹ gửi lên."
Hậu quả của game online đối với giới trẻ lớn hơn nhiều những lợi ích mà nó mang lại. Để hạn chế những hậu quả đó và trả lại ý nghĩa đích thực cho games online cần phải có sự phối hợp của chính bản thân mỗi "game thủ" với gia đình và xã hội.
Những ví dụ trên, có thể chưa thực sự điển hình nhưng cũng đã phần nào khắc họa được bức tranh "ăn cùng game, ngủ cùng game" đang phổ biến trong giới sinh viên. Hãy cùng nhìn nhận, đánh giá và chia sẻ những ý kiến của bạn về vấn đề này với chúng tôi để có một cái nhìn toàn cảnh hơn về vấn nạn “nghiện” game đang hoành hành trong xã hội chúng ta.
Ý kiến bạn đọc:
1. Linh Chi - ([email protected]).
Trong khi Nhà nước ban hành các quy định chặt chẽ hơn để giảm tác hại của game online với giới trẻ thì các công ty tư nhân lại tích cực phát triển game online.
Hàng năm, VTC Games – đơn vị trực thuộc Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC, vẫn tổ chức các cuộc thi viết game online. Mức tiền thưởng trong các cuộc thi ấy lên đến hàng trăm triệu đồng. Với số tiền thưởng trong mơ, hàng trăm bạn trẻ đã tự cuốn mình vào vòng xoáy trò chơi trực tuyến mà quên ăn, quên ngủ, “quên” học.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều trò chơi trực tuyến mang tính bạo lực cao, đi kèm với những hình ảnh phản cảm. Các cuộc họp báo ra mắt trò chơi được tổ chức “trang trọng”, hoành tráng, hậu thuẫn phía sau là những doanh nghiệp “khủng” và khiến cho việc cấp phép hoạt động trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Không những không bị hạn chế mà nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ game online tại Việt Nam đã, đang và sẽ được cấp phép hoạt động. Chúng ta không phủ nhận rằng việc phát triển game online cũng là một phương thức để nâng cao sự phát triển của đất nước. Nhưng việc đó phải là một sự phát triển bền vững cả về lượng và chất.
Vài năm trở lại đây, xã hội cũng đã phải chứng kiến những hình ảnh thương tâm, những cái chết bi thảm của không ít học sinh sinh viên và thủ phạm cũng chính là các đối tượng đang ở tuổi cắp sách tới trường. Điều nay khiến cho chúng ta không khỏi lo ngại trước cách thức quản lý hoạt động game online hiện nay ở Việt Nam.
Game online là một loại hình giải trí lành mạnh, nếu được phát triển đúng cách nó sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực tới giới trẻ.
Thế giới ảo đã tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và văn hoá của giới trẻ. Bên cạnh những tác động tiêu cực do đam mê quá độ, chúng ta cũng không thể phủ nhận những mặt tích cực của nó.
Game online cũng như bao loại hình giải trí khác, nó giúp người chơi giải toả căng thẳng sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi. Một số game mang tính đồng đội sẽ giúp giới trẻ xích lại gần nhau hơn, tạo ra ý thức cộng đồng, chia sẻ khó khăn... Sự kiện ngày 29/7 vừa qua, cộng đồng game thủ Thiên Long Bát Bộ quyên góp ủng hộ 20 triệu đồng giúp đỡ bé gái 8 tháng tuổi bị bệnh tim và hở hàm ếch tại Bệnh viện Nhi đồng 2 - TPHCM là một nghĩa cử đáng cảm động.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Phương Thảo (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) nghiên cứu "tác động của game online đối với việc học tập và nâng cao kiến thức của học sinh đô thị hiện nay" cũng chỉ ra rằng game online không chỉ có tác động tiêu cực mà còn có những ảnh hưởng rất tích cực tới những mối quan hệ và công việc khác của người chơi.
Tác động tiêu cực hay tích cực của game online không chỉ phụ thuộc vào bản thân game mà còn phụ thuộc vào thâm niên của người chơi, mức độ chơi, thời gian chơi...
Ý thức của con người vẫn là quan trọng nhất. Nếu biết chọn game phù hợp, chơi với thời gian hợp lý, không bị quá cuốn hút vào trò chơi thì game online sẽ là một trò giải trí lành mạnh cho giới trẻ.
3. Thu Nga - ([email protected]).
Biết chơi game, biết điều khiển hành động của các nhân vật game cũng chứng tỏ các gamer là người có nhận thức.
Chơi game là một trong rất nhiều cách giải trí mà sinh viên có thể lựa chọn cho bản thân, mục đích ban đầu của game online cũng hoàn toàn trong sáng: giúp con người giải tỏa căng thẳng. Nhưng chơi một cách say sưa, dính chặt lấy chiếc máy tính, quên ăn quên ngủ và chìm vào trong thế giới “ảo”, điều đấy thực đáng chê trách.
Nhiều người lên án các nhà mạng đã quá dễ dãi với game online, nhiều người lên án những nhà kinh doanh game online đã sử dụng quá nhiều chiêu thức để “câu” khách, cá nhân tôi lên án chính bản than người chơi game – bởi họ là người có nhận thức, nhưng lại để bản thân mê muội trong mê cung không có lối thoát.
Những game thủ kiệt sức vì quên ăn quên ngủ chơi game, những bạn sinh viên nợ nần chồng chất không chỉ bài vở mà còn tiền bạc vì đầu tư cho game… đã dần trở nên quen thuộc. Nhà chức trách, gia đình, nhà trường phải hợp sức để vực những con người đã, đang và có nguy cơ rơi vào những tình trạng đáng tiếc trên. Nhưng quan trọng hơn, đó là bản thân họ, nếu họ không tự ý thức được đâu đúng đâu sai, thì dù có hợp sức đến mấy cũng không thể đưa những game thủ đó trở lại cuộc sống bình thường.
4. Huy Hoàng - ([email protected]).
Trong cuộc sống ai cũng cần phải có nhu cầu giải trí, nhưng giải trí thế nào cho để không gây hại đến sức khỏe thì lại là điều cần phải xem xét.
Chơi game online sẽ thật lành mạnh nếu như người chơi chỉ coi nó là một trò chơi giải trí thông thường. Việc hàng loạt các game thủ nhập viện trong tình trạng suy kiệt, đều có nguyên nhân chung đó là chơi game hàng tiếng đồng hồ liên tục không nghỉ, ăn uống thất thường, nhịn ăn...
Các trò game online ngày nay càng có sự quyến rũ nhờ các công nghệ hình ảnh hiện đại, cũng như cốt truyện và nội dung cũng ngày càng được đầu tư một cách hấp dẫn. Chính vì vậy người chơi game online sẽ dễ dàng bị cuốn hút vào thế giới ảo bởi những câu chuyện ly kì như thật. Và khi đó cũng giống như người bị say truyện, chơi hết phần này sẽ muốn chơi sang phần khác. Cứ thế quên ăn, quên uống rồi dẫn đến suy nhược sức khỏe và lâm bệnh.
Với những người biết điểm dừng hay nói cách khác là phân biệt rõ việc chơi game online chỉ để giải trí trong những lúc công việc rỗi hoặc những lúc thời gian nghỉ ngơi thì tác dụng của game online cũng không hề xấu. Một thế giới ảo nhưng lại rất thực, chính vì vậy cảm xúc và những trải nghiệm với nó cũng rất thực khiến cho người chơi đích thực sẽ có những giây phút tuyệt vời.
Vậy xét cho cùng game online không xấu. Nó đơn thuần chỉ là một thứ do con người nghĩ ra và sử dụng. Vì vậy để game online không trở thành một định kiến với xã hội là một điều gì đó mang nghĩa xấu đều quyết định bởi những người chơi.
5. Trần Thúy - ([email protected]).
Tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, những bậc phụ huynh có con em nghiện game online đang mong mỏi có những lớp cai nghiện game online như lớp học trong TP.HCM.
Cuối năm 2008, lớp cai nghiện Game online đầu tiên tại Việt Nam được Trung ương Đoàn và Trung tâm VHTT Thanh thiếu tiên miền Nam tổ chức. Từ đó đến nay, nhiều lứa học viên đã tham gia lớp học này.
Lớp học tập trung trong 8 tuần liên tục vào 18h30 thứ Bảy cho đến 17h Chủ nhật. Chương trình tập trung các nội dung: xây dựng hình ảnh bản thân, từ chối và biết kiên định, sinh hoạt và làm việc nhóm, từ cuộc sống ảo đến hiện thực, công tác xã hội, học khiêu vũ, thể thao...
Với chương trình học tập trung phát triển đồng đều cả xúc cảm, thể lực và công tác xã hội, trung tâm cho biết có đến 80% số học viên tham gia lớp học đã bỏ hẳn hoặc giảm chơi game online, thay đổi hành vi.
Lớp cai nghiện game online như trên không chỉ thu hút được các học viên đến từ TP.HCM mà còn nhiều học viên đến từ các tỉnh lân cận, thậm chí là ở Hà Nội. Còn ở Hà Nội, cho đến thời điểm này vẫn chưa có một lớp học nào được tổ chức.
Số người nghiện game online ở địa bàn thủ đô không phải là ít. Trong số đó, hiếm hoi mới có người cai nghiện được nhờ quyết tâm cao, cộng thêm sự quan tâm chăm sóc của gia đình.
Còn biết bao trường hợp chưa cai nghiện được do thiếu những phương pháp khoa học. Phải chăng tại Hà Nội cũng nên có những lớp cai nghiện như trên để những bậc phụ huynh có thể gửi gắm con em mình cai nghiện?
6. Trinh Anh - ([email protected]).
Hãy trả game online về đúng vị trí của nó, là công cụ giải trí. Đừng tạo cơ hội cho nó trở thành thứ chi phối cuộc sống của bạn!
Điểm qua một vài game đang thịnh hành, cuốn hút lượng lớn “game thủ” tham gia: Kiếm thế, Con đường tơ lụa, Võ lâm truyền kỳ, Đột kích, Biệt đội… có thể thấy rất nhiều những hình ảnh bạo lực như đâm chém, truy bắt, sử dụng vũ khí, đánh nhau... Biết bao vụ án thương tâm đã xảy ra chỉ vì những lý do nhỏ nhặt tới đau lòng: thiếu tiền chơi game, coi đời thường như thế giới ảo, cháu giết ông vì nghĩ 3 phút sau ông sẽ… tỉnh lại, giống như trong game.
Bởi vậy, trước khi đắm chìm vào thế giới ảo để quên đi hiện thực, xin hãy dành chút thì giờ để nghĩ lại rằng, những thứ khó khăn lắm mới gây dựng được trong thế giới thực có thể dễ mất đi, nhưng để lấy lại, thì cần một quá trình vô cùng khó. Tối ngày vùi đầu vào các trò game không lành mạnh sẽ khiến cho bạn không còn thời gian cho học hành, giao lưu với thế giới bên nài.
Hãy cân nhắc trước khi đánh đổi những tháng ngày học hành ôn thi vất vả mới có được tấm vé vào đại học, để lấy thế giới ảo ngày càng hủy hoại tương lai một cách vô hình.
Hãy cân nhắc trước khi đánh đổi ý chí tiến thủ, mục đích phấn đấu cho tương lai để đổi lấy việc thỏa mãn với những phút giây “chiến đấu” hăng say trong những trò game vô bổ.
Đừng để niềm tin người thân dành cho bạn bị mất đi, đừng để tài năng của bạn bị thui chột, đừng để ý chí của bạn bị điều khiển bởi một thế giới không hề có thật.
7. Hải Đăng - ([email protected]).
Gần đây dư luận xôn xao vì những vụ án giết người hãi hùng mà thủ phạm là những người còn rất trẻ. Dã man, ác độc và có bài bản, phần lớn trong số các vụ án đó có liên quan đến các trò chơi xấu trên mạng Internet.
Đánh đấm, chém giết kẻ thù là nội dung của rất nhiều game trôi nổi trên mạng. Những game online kiểu này có sức hút rất lớn đối với các nam thanh niên trẻ, đặc biệt là các nam sinh viên đi học xa nhà, không người quản lí. Sử dụng vũ khí như thế nào cho hiệu quả, giết người như thế nào cho bài bản, đó là tất cả những gì những trò chơi này dạy các “game thủ”.
Khi đó, thế giới ảo đã bước ra cuộc sống thực với những vụ giết người ghê rợn, dã man nhất. Điều đáng sợ nhất là hung thủ chỉ ở lứa tuổi học sinh, sinh viên nhưng dám giết người, kể cả cha mẹ, ông bà của mình để lấy tiền chơi game. Không ai có thể tượng tượng cháu có thể bóp cổ bà nại để lấy 44.000 đồng chơi game, con có thể giết cha vì bị ngăn cản chơi game. Quen tay giết người trong game chỉ bằng vài nút phím nên có lẽ họ nghĩ giết người thật cũng chỉ như một trò chơi. Game online vô hình trung trở thành nguyên nhân khiến nhiều gia đình tan nát, con cái tù tội, cha mẹ đau khổ.
Không phải cứ là game online thì là xấu, là bạo lực, là khiêu dâm. Nhưng chính những người quá say mê với game online đã biến nó trở thành nguyên do của những vụ giết người.
8. Thu Hương - ([email protected]).
“Thay vì việc quản lý về thời gian một cách thủ công, máy móc, tại sao chúng ta không đưa công nghệ kĩ thuật vào cùng tham gia để giảm thiểu tình trạng “nghiện” chơi game online như hiện nay?” – Ông Lê Hồng Minh - Tổng Giám đốc VinaGame đề xuất.
Trong hội nghị “Báo điện tử, trang thông tin và Game online - Định hướng phát triển và quản lý” diễn ra vào ngày 12/6/2010, ông Lê Hồng Minh – Tổng giám đốc VinaGame, một trong những công ty đi đầu trong ngành sản xuất game online ở Việt Nam hiện nay đã đề xuất ý kiến “Áp dụng công nghệ vào để quản lý công nghệ”: “Đúng 23 giờ nhà mạng sẽ thực hiện việc cắt mạng với các quán Internet và đến 6 giờ sáng hôm sau sẽ mở lại. Với hộ gia đình cũng có thể đăng kí dịch vụ này với nhà mạng thay vì chăm chăm theo dõi con cái”.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sau buổi họp ngày 27/7 cũng đã có công văn gửi các địa phương, các doanh nghiệp có liên quan về việc tăng cường công tác quản lý đối với dịch vụ trò chơi trực tuyến. Văn bản nhấn mạnh: kể từ 1/9, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet sẽ triển khai biện pháp kỹ thuật ngừng cung cấp dịch vụ đối với các đại lý internet vi phạm giờ đóng cửa theo quy định của chính quyền địa phương. Các sai phạm của đại lý sẽ bị xử lý nghiêm.
Hy vọng rằng biện pháp quản lý này sẽ được thực hiện có hiệu quả, giảm thiểu những tác hại mà game online gây ra cho người chơi.
Cái chết của tài năng
Là học sinh giỏi 12 năm liên tiếp, đoạt giải ba tin học quốc gia, vượt qua kì thi đại học một cách dễ dàng và có ngay một vị trí chính thức trong lớp tài năng của trường đại học Bách khoa Hà Nội, Trung – cậu sinh viên xuất thân từ một gia đình khá giả có cuộc sống hoàn hảo đủ để bạn bè phải ngưỡng mộ.
Trước khi nhập học, cậu quý tử được bố mẹ sắm sửa chẳng thiếu gì: một căn phòng trọ riêng biệt để thuận tiện cho việc học tập, đồ đạc đầy đủ và quan trọng là một chiếc máy tính xách tay hàng hiệu.
Thời gian đầu, do chưa quen với việc sống xa nhà, Trung tìm đến với game online chỉ với mục đích giết thời gian và tạm quên đi nỗi nhớ gia đình. Nhưng dường như, game online có một sức hút ghê gớm nào đó, khiến cho Trung "sống cùng game, ngủ cùng game" lúc nào không hay.
Các sinh viên đang say sưa "cày" game - Ảnh nguồn :Internet.
Sở hữu một bảng thành tích đáng nể như trên, những tưởng Trung đã có một bước đệm hoàn hảo cho môi trường đại học. Tuy nhiên, thú "cày game" đã biến Trung thành sinh viên "đuối" nhất lớp. Và điều gì đến đã đến, không những Trung bị loại khỏi lớp tài năng mà còn không vào được ngành học ưng ý trong kì thi phân loại. Ấy là còn chưa nhắc đến 4 môn đang chờ "game thủ" này học lại, trong đó có Tin học đại cương, môn học quá nhẹ nhàng so với một người giải ba tin học quốc gia.
Ngày một lún sâu vào vũng lầy, Trung đốt sạch khoản tiền gia đình gửi vào việc mua thẻ, mua đồ cho nhân vật trong game, nhưng làm sao cho đủ? Hết tiền, cậu quay sang vay mượn bạn bè khắp nơi. Cứ khất lần mãi, cuối cùng những người bạn "chẳng phải tay vừa" mà Trung vay mượn đe dọa sẽ cho cậu "không còn đường về quê mẹ". Chẳng còn cách nào khác, Trung lén lút trốn về nhà xin tiền trả nợ. Tá hỏa với thông tin và tờ bảng điểm của cậu con trai mà mình vẫn luôn tự hào, mẹ Trung quyết định giao toàn bộ việc kinh doanh cho chồng để lên Hà Nội kèm con.
Cái chết của nghị lực
Không được may mắn như Trung, Hiệp sinh ra trong một gia đình thuần nông tại vùng quê "đất cằn đá sỏi" ở Nghệ An. Như bao nhiêu lớp thanh niên đi trước, cách duy nhất để thoát nghèo là học thật giỏi. Chính vì vậy, dù điều kiện học tập có nhiều khó khăn song bằng ý chí và nghị lực, Hiệp đã thi đỗ đại học.
Với mong muốn cho con cái học hành đẩy đủ để thoát nghèo, gia đình đã quyết tâm vay ngân hàng lấy tiền cho Hiệp lên thành phố học. Thứ giá trị nhất Hiệp mang theo trong ngày nhập học là chiếc máy tính cũ mà một người thân của gia đình nhượng lại.
Nhà trường sắp xếp Hiệp ở kí túc xá cùng 7 bạn sinh viên khác. Tại đây, Hiệp bị bạn bè rủ rê chơi game online. Sự lạ lẫm trước thế giới ảo rộng lớn mà mình chưa hề có dịp tiếp xúc, những màn dàn trận chiến đấu tưởng như không bao giờ hết, cả những lời khen ngợi “tung hê” lên tận mây xanh và những người bạn “ảo” mới quen đầy thú vị… Hiệp nhanh chóng trở thành một "con nghiện" game.
Cầm quyển sách, đọc được vài trang là bỏ đấy, Hiệp lại ngồi vào bàn máy tính chơi game say sưa. Trước đây nghị lực là thế, vất vả đến mấy cậu vẫn không quên nhiệm vụ học tập. Vậy mà giờ, hai tiếng "nghị lực" nghe sao xa vời quá! Tiền bố mẹ gửi, thay vì đầu tư cho bút vở, tài liệu, Hiệp lấy gần hết đi mua thẻ game, ăn uống tạm bợ qua ngày để "nuôi" nhân vật ảo.
Cũng giống như Trung, kết quả học tập của Hiệp không thể thảm hại hơn. Trong 6 môn thi, Hiệp phải thi lại 3 môn, 3 môn còn lại cũng chẳng khá hơn là bao với toàn điểm F. Kết quả này thực sự làm Hiệp hoảng hồn. Hiệp tâm sự "Từ giờ mình xin "cạch", không thể như thế này được nữa. Mình thấy thật không xứng đáng với những đồng tiền bố mẹ gửi lên."
Hậu quả của game online đối với giới trẻ lớn hơn nhiều những lợi ích mà nó mang lại. Để hạn chế những hậu quả đó và trả lại ý nghĩa đích thực cho games online cần phải có sự phối hợp của chính bản thân mỗi "game thủ" với gia đình và xã hội.
Những ví dụ trên, có thể chưa thực sự điển hình nhưng cũng đã phần nào khắc họa được bức tranh "ăn cùng game, ngủ cùng game" đang phổ biến trong giới sinh viên. Hãy cùng nhìn nhận, đánh giá và chia sẻ những ý kiến của bạn về vấn đề này với chúng tôi để có một cái nhìn toàn cảnh hơn về vấn nạn “nghiện” game đang hoành hành trong xã hội chúng ta.
Ý kiến bạn đọc:
1. Linh Chi - ([email protected]).
Game online ngày càng phát triển
Trong khi Nhà nước ban hành các quy định chặt chẽ hơn để giảm tác hại của game online với giới trẻ thì các công ty tư nhân lại tích cực phát triển game online.
Hàng năm, VTC Games – đơn vị trực thuộc Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC, vẫn tổ chức các cuộc thi viết game online. Mức tiền thưởng trong các cuộc thi ấy lên đến hàng trăm triệu đồng. Với số tiền thưởng trong mơ, hàng trăm bạn trẻ đã tự cuốn mình vào vòng xoáy trò chơi trực tuyến mà quên ăn, quên ngủ, “quên” học.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều trò chơi trực tuyến mang tính bạo lực cao, đi kèm với những hình ảnh phản cảm. Các cuộc họp báo ra mắt trò chơi được tổ chức “trang trọng”, hoành tráng, hậu thuẫn phía sau là những doanh nghiệp “khủng” và khiến cho việc cấp phép hoạt động trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Không những không bị hạn chế mà nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ game online tại Việt Nam đã, đang và sẽ được cấp phép hoạt động. Chúng ta không phủ nhận rằng việc phát triển game online cũng là một phương thức để nâng cao sự phát triển của đất nước. Nhưng việc đó phải là một sự phát triển bền vững cả về lượng và chất.
Vài năm trở lại đây, xã hội cũng đã phải chứng kiến những hình ảnh thương tâm, những cái chết bi thảm của không ít học sinh sinh viên và thủ phạm cũng chính là các đối tượng đang ở tuổi cắp sách tới trường. Điều nay khiến cho chúng ta không khỏi lo ngại trước cách thức quản lý hoạt động game online hiện nay ở Việt Nam.
2. La Hoàn - ([email protected]).
Ý thức con người vẫn là quan trọng nhất
Game online là một loại hình giải trí lành mạnh, nếu được phát triển đúng cách nó sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực tới giới trẻ.
Thế giới ảo đã tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và văn hoá của giới trẻ. Bên cạnh những tác động tiêu cực do đam mê quá độ, chúng ta cũng không thể phủ nhận những mặt tích cực của nó.
Game online cũng như bao loại hình giải trí khác, nó giúp người chơi giải toả căng thẳng sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi. Một số game mang tính đồng đội sẽ giúp giới trẻ xích lại gần nhau hơn, tạo ra ý thức cộng đồng, chia sẻ khó khăn... Sự kiện ngày 29/7 vừa qua, cộng đồng game thủ Thiên Long Bát Bộ quyên góp ủng hộ 20 triệu đồng giúp đỡ bé gái 8 tháng tuổi bị bệnh tim và hở hàm ếch tại Bệnh viện Nhi đồng 2 - TPHCM là một nghĩa cử đáng cảm động.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Phương Thảo (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) nghiên cứu "tác động của game online đối với việc học tập và nâng cao kiến thức của học sinh đô thị hiện nay" cũng chỉ ra rằng game online không chỉ có tác động tiêu cực mà còn có những ảnh hưởng rất tích cực tới những mối quan hệ và công việc khác của người chơi.
Tác động tiêu cực hay tích cực của game online không chỉ phụ thuộc vào bản thân game mà còn phụ thuộc vào thâm niên của người chơi, mức độ chơi, thời gian chơi...
Ý thức của con người vẫn là quan trọng nhất. Nếu biết chọn game phù hợp, chơi với thời gian hợp lý, không bị quá cuốn hút vào trò chơi thì game online sẽ là một trò giải trí lành mạnh cho giới trẻ.
3. Thu Nga - ([email protected]).
Quan trọng nhất là nhận thức của bản thân
Biết chơi game, biết điều khiển hành động của các nhân vật game cũng chứng tỏ các gamer là người có nhận thức.
Chơi game là một trong rất nhiều cách giải trí mà sinh viên có thể lựa chọn cho bản thân, mục đích ban đầu của game online cũng hoàn toàn trong sáng: giúp con người giải tỏa căng thẳng. Nhưng chơi một cách say sưa, dính chặt lấy chiếc máy tính, quên ăn quên ngủ và chìm vào trong thế giới “ảo”, điều đấy thực đáng chê trách.
Nhiều người lên án các nhà mạng đã quá dễ dãi với game online, nhiều người lên án những nhà kinh doanh game online đã sử dụng quá nhiều chiêu thức để “câu” khách, cá nhân tôi lên án chính bản than người chơi game – bởi họ là người có nhận thức, nhưng lại để bản thân mê muội trong mê cung không có lối thoát.
Những game thủ kiệt sức vì quên ăn quên ngủ chơi game, những bạn sinh viên nợ nần chồng chất không chỉ bài vở mà còn tiền bạc vì đầu tư cho game… đã dần trở nên quen thuộc. Nhà chức trách, gia đình, nhà trường phải hợp sức để vực những con người đã, đang và có nguy cơ rơi vào những tình trạng đáng tiếc trên. Nhưng quan trọng hơn, đó là bản thân họ, nếu họ không tự ý thức được đâu đúng đâu sai, thì dù có hợp sức đến mấy cũng không thể đưa những game thủ đó trở lại cuộc sống bình thường.
4. Huy Hoàng - ([email protected]).
Game online thế nào là đủ?
Trong cuộc sống ai cũng cần phải có nhu cầu giải trí, nhưng giải trí thế nào cho để không gây hại đến sức khỏe thì lại là điều cần phải xem xét.
Chơi game online sẽ thật lành mạnh nếu như người chơi chỉ coi nó là một trò chơi giải trí thông thường. Việc hàng loạt các game thủ nhập viện trong tình trạng suy kiệt, đều có nguyên nhân chung đó là chơi game hàng tiếng đồng hồ liên tục không nghỉ, ăn uống thất thường, nhịn ăn...
Các trò game online ngày nay càng có sự quyến rũ nhờ các công nghệ hình ảnh hiện đại, cũng như cốt truyện và nội dung cũng ngày càng được đầu tư một cách hấp dẫn. Chính vì vậy người chơi game online sẽ dễ dàng bị cuốn hút vào thế giới ảo bởi những câu chuyện ly kì như thật. Và khi đó cũng giống như người bị say truyện, chơi hết phần này sẽ muốn chơi sang phần khác. Cứ thế quên ăn, quên uống rồi dẫn đến suy nhược sức khỏe và lâm bệnh.
Với những người biết điểm dừng hay nói cách khác là phân biệt rõ việc chơi game online chỉ để giải trí trong những lúc công việc rỗi hoặc những lúc thời gian nghỉ ngơi thì tác dụng của game online cũng không hề xấu. Một thế giới ảo nhưng lại rất thực, chính vì vậy cảm xúc và những trải nghiệm với nó cũng rất thực khiến cho người chơi đích thực sẽ có những giây phút tuyệt vời.
Vậy xét cho cùng game online không xấu. Nó đơn thuần chỉ là một thứ do con người nghĩ ra và sử dụng. Vì vậy để game online không trở thành một định kiến với xã hội là một điều gì đó mang nghĩa xấu đều quyết định bởi những người chơi.
5. Trần Thúy - ([email protected]).
"Game thủ" Hà Nội bao giờ hết nghiện?
Tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, những bậc phụ huynh có con em nghiện game online đang mong mỏi có những lớp cai nghiện game online như lớp học trong TP.HCM.
Cuối năm 2008, lớp cai nghiện Game online đầu tiên tại Việt Nam được Trung ương Đoàn và Trung tâm VHTT Thanh thiếu tiên miền Nam tổ chức. Từ đó đến nay, nhiều lứa học viên đã tham gia lớp học này.
Lớp học tập trung trong 8 tuần liên tục vào 18h30 thứ Bảy cho đến 17h Chủ nhật. Chương trình tập trung các nội dung: xây dựng hình ảnh bản thân, từ chối và biết kiên định, sinh hoạt và làm việc nhóm, từ cuộc sống ảo đến hiện thực, công tác xã hội, học khiêu vũ, thể thao...
Với chương trình học tập trung phát triển đồng đều cả xúc cảm, thể lực và công tác xã hội, trung tâm cho biết có đến 80% số học viên tham gia lớp học đã bỏ hẳn hoặc giảm chơi game online, thay đổi hành vi.
Lớp cai nghiện game online như trên không chỉ thu hút được các học viên đến từ TP.HCM mà còn nhiều học viên đến từ các tỉnh lân cận, thậm chí là ở Hà Nội. Còn ở Hà Nội, cho đến thời điểm này vẫn chưa có một lớp học nào được tổ chức.
Số người nghiện game online ở địa bàn thủ đô không phải là ít. Trong số đó, hiếm hoi mới có người cai nghiện được nhờ quyết tâm cao, cộng thêm sự quan tâm chăm sóc của gia đình.
Còn biết bao trường hợp chưa cai nghiện được do thiếu những phương pháp khoa học. Phải chăng tại Hà Nội cũng nên có những lớp cai nghiện như trên để những bậc phụ huynh có thể gửi gắm con em mình cai nghiện?
6. Trinh Anh - ([email protected]).
Hãy để game online chỉ là giải trí
Hãy trả game online về đúng vị trí của nó, là công cụ giải trí. Đừng tạo cơ hội cho nó trở thành thứ chi phối cuộc sống của bạn!
Điểm qua một vài game đang thịnh hành, cuốn hút lượng lớn “game thủ” tham gia: Kiếm thế, Con đường tơ lụa, Võ lâm truyền kỳ, Đột kích, Biệt đội… có thể thấy rất nhiều những hình ảnh bạo lực như đâm chém, truy bắt, sử dụng vũ khí, đánh nhau... Biết bao vụ án thương tâm đã xảy ra chỉ vì những lý do nhỏ nhặt tới đau lòng: thiếu tiền chơi game, coi đời thường như thế giới ảo, cháu giết ông vì nghĩ 3 phút sau ông sẽ… tỉnh lại, giống như trong game.
Bởi vậy, trước khi đắm chìm vào thế giới ảo để quên đi hiện thực, xin hãy dành chút thì giờ để nghĩ lại rằng, những thứ khó khăn lắm mới gây dựng được trong thế giới thực có thể dễ mất đi, nhưng để lấy lại, thì cần một quá trình vô cùng khó. Tối ngày vùi đầu vào các trò game không lành mạnh sẽ khiến cho bạn không còn thời gian cho học hành, giao lưu với thế giới bên nài.
Hãy cân nhắc trước khi đánh đổi những tháng ngày học hành ôn thi vất vả mới có được tấm vé vào đại học, để lấy thế giới ảo ngày càng hủy hoại tương lai một cách vô hình.
Hãy cân nhắc trước khi đánh đổi ý chí tiến thủ, mục đích phấn đấu cho tương lai để đổi lấy việc thỏa mãn với những phút giây “chiến đấu” hăng say trong những trò game vô bổ.
Đừng để niềm tin người thân dành cho bạn bị mất đi, đừng để tài năng của bạn bị thui chột, đừng để ý chí của bạn bị điều khiển bởi một thế giới không hề có thật.
7. Hải Đăng - ([email protected]).
Vì sao game online lại xấu?
Gần đây dư luận xôn xao vì những vụ án giết người hãi hùng mà thủ phạm là những người còn rất trẻ. Dã man, ác độc và có bài bản, phần lớn trong số các vụ án đó có liên quan đến các trò chơi xấu trên mạng Internet.
Đánh đấm, chém giết kẻ thù là nội dung của rất nhiều game trôi nổi trên mạng. Những game online kiểu này có sức hút rất lớn đối với các nam thanh niên trẻ, đặc biệt là các nam sinh viên đi học xa nhà, không người quản lí. Sử dụng vũ khí như thế nào cho hiệu quả, giết người như thế nào cho bài bản, đó là tất cả những gì những trò chơi này dạy các “game thủ”.
Khi đó, thế giới ảo đã bước ra cuộc sống thực với những vụ giết người ghê rợn, dã man nhất. Điều đáng sợ nhất là hung thủ chỉ ở lứa tuổi học sinh, sinh viên nhưng dám giết người, kể cả cha mẹ, ông bà của mình để lấy tiền chơi game. Không ai có thể tượng tượng cháu có thể bóp cổ bà nại để lấy 44.000 đồng chơi game, con có thể giết cha vì bị ngăn cản chơi game. Quen tay giết người trong game chỉ bằng vài nút phím nên có lẽ họ nghĩ giết người thật cũng chỉ như một trò chơi. Game online vô hình trung trở thành nguyên nhân khiến nhiều gia đình tan nát, con cái tù tội, cha mẹ đau khổ.
Không phải cứ là game online thì là xấu, là bạo lực, là khiêu dâm. Nhưng chính những người quá say mê với game online đã biến nó trở thành nguyên do của những vụ giết người.
8. Thu Hương - ([email protected]).
Hạn chế Game online - Cần có sự giúp đỡ của công nghệ
“Thay vì việc quản lý về thời gian một cách thủ công, máy móc, tại sao chúng ta không đưa công nghệ kĩ thuật vào cùng tham gia để giảm thiểu tình trạng “nghiện” chơi game online như hiện nay?” – Ông Lê Hồng Minh - Tổng Giám đốc VinaGame đề xuất.
Trong hội nghị “Báo điện tử, trang thông tin và Game online - Định hướng phát triển và quản lý” diễn ra vào ngày 12/6/2010, ông Lê Hồng Minh – Tổng giám đốc VinaGame, một trong những công ty đi đầu trong ngành sản xuất game online ở Việt Nam hiện nay đã đề xuất ý kiến “Áp dụng công nghệ vào để quản lý công nghệ”: “Đúng 23 giờ nhà mạng sẽ thực hiện việc cắt mạng với các quán Internet và đến 6 giờ sáng hôm sau sẽ mở lại. Với hộ gia đình cũng có thể đăng kí dịch vụ này với nhà mạng thay vì chăm chăm theo dõi con cái”.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sau buổi họp ngày 27/7 cũng đã có công văn gửi các địa phương, các doanh nghiệp có liên quan về việc tăng cường công tác quản lý đối với dịch vụ trò chơi trực tuyến. Văn bản nhấn mạnh: kể từ 1/9, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet sẽ triển khai biện pháp kỹ thuật ngừng cung cấp dịch vụ đối với các đại lý internet vi phạm giờ đóng cửa theo quy định của chính quyền địa phương. Các sai phạm của đại lý sẽ bị xử lý nghiêm.
Hy vọng rằng biện pháp quản lý này sẽ được thực hiện có hiệu quả, giảm thiểu những tác hại mà game online gây ra cho người chơi.
Cùng chuyên mục
Bình luận