Những cái Tết tình nguyện xa nhà của người Việt trẻ

(Sóng trẻ) - Tết là những ngày thiêng liêng nhất trong năm, là dịp sinh viên xa nhà ngược xuôi để được về quây quần bên gia đình. Nhưng một số bạn sinh viên lại chọn cho mình cái Tết xa nhà, để tìm kiếm những điều mới mẻ trong các chương trình tình nguyện quốc tế.

Mang xuân đến muôn nẻo thế giới

Hàng năm có hàng trăm chương trình tình nguyện quốc tế được tổ chức vào cuối mùa đông, cũng là dịp Tết âm lịch của người Việt. Ở Việt Nam, một số các tổ chức đi đầu trong hoạt động này là: Solidarites Jeunesses VietNam, AIESEC, Volunteeer for education organization (V.E.O).
Các bạn trẻ - các tình nguyện viên – sẽ tham gia vào các dự án xã hội nhằm giải quyết những vấn đề cả thế giới đang phải đối mặt. Đó là các dựa án về giáo dục; quyền con người; môi trường; HIV/AIDS; văn hóa; phát triển khu vực khó khăn; thay đổi nhận thức tích cực cho trẻ em nghèo, vô gia cư;…


Những chuyến tình nguyện xa nhà để lan tỏa mùa xuân yêu thương đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn – Nguồn: Thanh Nga (thành viên của tổ chức AIESEC)

Thông thường, các đợt tình nguyện ở nước nài đều diễn ra trong khoảng thời gian khá dài (từ 2-3 tháng), thêm vào đó là những khó khăn có thể gặp phải như: ốm sốt vì chưa quen với thời tiết, bị móc túi, hay không biết làm thế nào để các em học sinh chịu tập trung,… Nhưng các bạn trẻ khi đã tham gia vào dự án đều luôn tự động viên mình và mọi người tiếp tục cố gắng. Bởi với họ, “tình nguyện là cho đi, là lan tỏa yêu thương đến mọi người”.

9aa712bdf_anh_1.gif
Những hình ảnh trong chuyến tình nguyện ở Thái Lan của các bạn sinh viên Việt Nam

Bạn Nguyễn Sương (thực tập sinh Dự án Sawasdee Thailand) chia sẻ: “Khi đặt chân đến Thái Lan, mình biết từ giờ trở đi sẽ không có chỗ cho hai từ “bỏ cuộc”. Bởi quê hương mình bây giờ đang sắp vào Xuân, đang đến ngày giáp Tết, nhưng với những đứa trẻ vùng tỉnh lẻ của đất nước Thái Lan này, có lẽ “mùa xuân” vẫn đang còn xa lắm.”

Khí hậu khắc nghiệt ở Thái Lan và nỗi nhớ gia đình khi ngày Tết đang đến gần cũng khiến cho Sương có những giây phút yếu lòng, nhưng cô bạn vẫn không hề hối hận khi quyết định tham gia đợt tình nguyện này. Bởi với Sương, “có thể gieo tuổi trẻ của mình vào niềm ước mơ hi vọng đối với những cô cậu học trò nghèo trên đất nước Thái Lan là điều khiến mình cảm thấy hạnh phúc”.

Đi xa để trưởng thành

Với những người trẻ dám làm khác, nghĩ khác, những chuyến tình nguyện xa nhà vào dịp Tết còn là cơ hội để họ bước ra khỏi “vòng tròn an toàn” (comfort zone) của bản thân, từ bỏ nhịp sinh hoạt đều đều quen thuộc trong những ngày nghỉ Tết. Khi đó, họ có thể trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ; hiểu rõ hơn về bản thân và tạo thêm nhiều cơ hội cho mình.

Năm mới là thời điểm thích hợp để bắt đầu những thay đổi. Đó cũng là lý do mà ngày càng có nhiều bạn trẻ lựa chọn tham gia các chương trình tình nguyện quốc tế vào dịp Tết. Với họ, đây là “hành trình xóa đi một “tôi” cũ kĩ, ưa ổn định để biết chúng ta có thể làm nhiều điều hơn bấy lâu nay chúng ta vẫn nghĩ. Bởi muốn tạo nên những tác động tích cực lên xã hội, muốn thay đổi thế giới thì trước hết, bản thân chúng ta phải thay đổi”.

Khi quyết định đi tình nguyện xa nhà vào dịp Tết, nhiều bạn trẻ cũng gặp phải sự chỉ trích rằng đó là hành động xốc nổi, có phần ích kỷ với người thân; hoặc thường xuyên bị hỏi rằng: “Tại sao lại phải bỏ công sức, tiền bạc ra để đi làm tình nguyện ở một đất nước xa xôi, trong khi Việt Nam mình còn nghèo, còn khổ?”. 

Nhưng những tình nguyện viên trẻ tuổi này hiểu rằng họ chọn đi xa không phải là để gạt đi trách nhiệm với người thân, không phải là họ không thiết tha với hương vị Tết quê hương đầm ấm, sum vầy; nhưng có những kiến thức và sự trưởng thành phải đổi lấy bằng những chuyến đi xa. 

Ban tổ chức của Solidarites Jeunesses VietNam phân tích rằng: “Nhiều năm về trước, bọn mình vẫn khăng khăng không đi tình nguyện ở nước nài vì suy nghĩ “Việt Nam mình còn nhiều người nghèo, sao phải đi tình nguyện ở nước nài làm gì”. Nhưng 3 năm trở lại đây, bọn mình mới nhận ra đó là cái giá của kiến thức.

Cái được nhãn tiền của việc tham gia tình nguyện quốc tế là về nại ngữ. Chúng ta sẽ nói tiếng Anh nhuần nhuyễn hơn, tự tin hơn và có thể làm quen được với nhiều người đến từ khắp các châu lục. Và quan trọng nhất là có những thứ chúng ta không học được từ đâu khác nài việc đi thực tế. Chúng ta phải tay làm – mắt thấy – tai nghe – não phân tích. 

Nếu từ trước đến nay chúng ta chưa đi đâu xa nài đất nước Việt Nam, chúng ta làm sao biết tại sao Philipines chịu những trận bão mạnh tương đương, thậm chí là mạnh hơn nước mình nhưng họ có khả năng phục hồi tốt hơn và giảm thiểu được tối đa thiệt hại. Trong khi đó ở 3 tỉnh miền Trung Việt Nam, năm nào thiệt hại cũng tăng lên theo cấp số nhân khi lũ chồng lũ? Chúng ta làm sao biết Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã giải quyết đói nghèo và tạo ra sinh kế cho người dân bằng cách nào. 

Nếu còn trăn trở vì nước mình nghèo, thì chúng ta hãy đi tình nguyện ở các nước khác, để xem Thái Lan làm mô hình organic farm ra sao, Nhật Bản vượt qua thiên tai như thế nào,… Đi tình nguyện ở nước khác nhưng là chúng ta đang học hỏi giải pháp để giúp nước mình thoát nghèo, thoát khổ.” 

Không chỉ vậy, những chuyến tình nguyện xuyên biên giới còn giúp các bạn trẻ nhìn nhận đúng đắn hơn về các quốc gia khác.

Như câu chuyện của bạn Yến Chi (trao đổi sinh Global Citizen tại Ấn Độ): Trước khi đến Ấn Độ, bố của Yến Chi luôn dặn cô bạn phải hết sức cẩn thận, “đặc biệt phải tránh xa đàn ông con trai có râu. Họ đến gần thì con cứ phải chạy trước đã”. Nhưng khi Yến Chi sang đến đó, cô bạn phát hiện ra rằng mọi suy nghĩ và định kiến ban đầu đều sai hoàn toàn. 

“Người Ấn Độ rất tốt bụng, thân thiện và thậm chí là... ngây thơ, từ trẻ con đến người lớn, từ chủ nhà host của mình cho đến bác lái taxi. Họ thậm chí sẵn sàng đưa tiền cho bạn dù không chắc bạn có thực sự cần số tiền ấy hay không.

Ở Ấn Độ, bạn có thể nhận được sự chân thành và giúp đỡ từ mọi nơi. Đó là nơi mình được 1 người đàn ông xa lạ cho mượn điện thoại để gọi UBER. 1 người đàn ông xa lạ khác đã mắng tài xế xe Tuk Tuk vì đã hét giá quá cao với chúng mình, và giúp mình tìm 1 chiếc xe Tuk Tuk khác để đi. Là nơi mà bác tài xế khăng khăng đòi đưa chúng mình đi thăm thú xung quanh thành phố, và sẵn sàng bỏ tiền túi để trả tiền xe. Là nơi những người bạn, khi tiễn mình về nước, đã nói với mình rằng “No need for thank you, Sam. Friends don’t need thanks, I don’t take your thanks” – Yến Chi tâm sự.

Những cái Tết thiếu nhưng rất đủ

Tết tình nguyện xa nhà là cái Tết không bánh chưng, không đào mai; không có mùi hương trầm vấn vít; cũng không có những mâm cúng nghi ngút khói đưa,… Đó là cái Tết không có người thân bên cạnh, nhưng lại có thêm một “gia đình đặc biệt” luôn đồng hành. Một gia đình mà các thành viên không có chung sắc tộc, màu da, tiếng nói,… nhưng lại có chung niềm nhiệt huyết với việc làm tình nguyện. 

Trước chuyến đi tình nguyện vào dịp giáp Tết, nhiều bạn sinh viên đều nghĩ rằng đêm giao thừa sắp tới đây sẽ là đêm giao thừa buồn nhất mà họ từng trải qua. Cái Tết đầu tiên xa nhà sẽ chỉ loanh quanh với việc “ôm gối nằm một xó ở nhà host, nhìn ra nài cửa sổ tối mịt không có pháo hoa.”

Nhưng hóa ra, cái Tết tình nguyện xa nhà đầu tiên lại trở thành cái Tết đặc biệt nhất với những bạn tình nguyên viên quốc tế. Thay vì xem Táo Quân như những năm trước thì các bạn tình nguyện viên Việt Nam lại có dịp vui chơi cùng các tình nguyện viên châu Á khác như: Malaysia, Trung Quốc,… - những người cũng quen với việc đón Tết âm lịch.

9aa712bdf_anh_2.jpg
Những cái Tết xa nhà nhưng vẫn luôn ấm áp 

Bạn Trần Nhật Đức (thực tập sinh dự án tình nguyện SUNSHINE – Indonesia vào dịp Tết 2015) kể lại: “Bữa cơm Tất niên do các tình nguyện viên tổ chức tất nhiên không có được hương vị đặc trưng của Việt Nam, nhưng lại có thêm ca hát linh đình và có cả tá bạn bè đến từ những vùng miền có Tết âm lẫn không có Tết âm. Đối với mình, như thế đã là cái Tết đủ đầy về tinh thần.

Các bạn trong team volunteer năm ấy còn tâm lý đến mức biết rằng người phương Đông năm mới đều muốn đi chùa nên cũng kéo nhau đến chùa Phật lớn nhất (chùa Semarang) để thắp hương, nhận lộc, cầu may.”

9aa712bdf_anh_3.jpg
Các tình nguyện viên đi chùa đầu năm ở Indonesia
 
Tết tình nguyện ở cách xa quê hương đến hàng ngàn cây số, không có sự sum vầy của người thân. Đó là cái Tết thiếu rất nhiều. Nhưng tất cả lại được bù lấp bởi tình bạn, sự đồng cảm và sẻ chia. Những điều này dĩ nhiên không thể thay thể tình cảm gia đình thiêng liêng, nhưng đủ để trở thành những kỷ niệm đẹp đẽ nhất của tuổi trẻ - những kỷ niệm mà khi nhớ lại sẽ gợi lên cả niềm hạnh phúc lẫn nỗi luyến tiếc khôn nguôi.

Hoài Phương
Báo chí Đa phương tiện K34A2



 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN