Những chuyện buồn về nghiện game vẫn chưa kết thúc

(Sóng Trẻ) – Game là hình thức giải trí thịnh hành, có nhiều điểm tích cực và liên tục phát triển. Nhưng cái gì quá nhiều cũng hại. Nghiện game là vấn đề không còn mới. Mặc dù đã có quá nhiều bài học về chuyện này nhưng sức hấp dẫn từ các trò chơi điện tử vẫn không ngừng khiến người ta mất ăn mất ngủ.

Sự phát triển rộng rãi của Internet mang đến cho sinh viên một cái nhìn mới mẻ về khoa học công nghệ. Tuy nhiên tỉ lệ học sinh, sinh viên sử dụng Internet phục vụ cho học tập và nghiên cứu còn quá ít. Nhìn chung, rất nhiều sinh viên tiếp cận Internet với mục tiêu giải trí và đặc biệt hăng say với các trò chơi điện tử. Đối với một số người, họ trở thành con nghiện game khi không thể sống thiếu các nhân vật trong thế giới ảo, những hình ảnh và âm thanh sống động đến mức làm mờ nhòa thực tế.

Các quán game mọc lên ngày càng nhiều, chủ yếu ở khu vực các trường học. Lượng khách ra vào rất lớn, chủ yếu là các bạn học sinh và sinh viên. Các quán game dường như chật cứng người 24/24 giờ mỗi ngày.

fabc203ef_qua_tai_cac_quan_game.jpg
Sự quá tải của các quán game

Từ việc sử dụng game làm hình thức giải trí đơn thuần, không ít người dần bị sự lôi cuốn của các trò chơi làm cho mê mẩn và trở thành nghiện từ lúc nào không biết. Nhiều người trốn gia đình đi chơi điện tử, trốn học ngồi “cắm” tại các quán game. Đối với sinh viên xa nhà không ai quản lý thì điều này lại càng trở nên dễ dàng. Thời gian bị lãng phí bởi các trò chơi đã đành, nhưng chi phí cho nó cũng khá tốn kém nếu chơi liên tục. Khi không có tiền để đáp ứng nhu cầu chơi game của mình thì các bạn lại nghĩ đến việc nợ nần, cầm cố tài sản, thậm chí là vi phạm pháp luật.

fabc203ef_ue_oai_khi_choi_game.jpg
Uể oải khi chơi game

Mặt khác, sức khỏe của những người ngồi chơi game hàng giờ mỗi ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Suốt nhiều tiếng đồng hồ ngồi bên máy tính, quên ăn, quên uống; nhiều bạn bị ngất xỉu tại chỗ. Thậm chí kể cả khi đã đứng lên khỏi máy, dư chấn từ trò chơi điện tử vẫn khiến đầu óc trở nên mệt mỏi, căng thẳng, thiếu tỉnh táo…

Bạn  T.T.H – sinh viên trường ĐH Thương Mại cho biết: “Có những hôm em ngồi chơi từ sáng đến đêm khuya, bố mẹ hỏi thì bảo là đi học thêm. Tiền bố mẹ cho để ăn thì em nạp vào trò chơi hết, đâm ra nhiều khi bị đói”. Bạn T.T.H đã bị nghiện game từ hai năm về trước, bạn đi học không đều đặn nên kết quả học rất thấp. Theo như chia sẻ của bạn thì bạn đang rất muốn bỏ game để hoàn thành nốt con đường học tập của mình.

Ma Thị Yến My
Phát thanh K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN