Tình trạng “xẻ thịt” lòng đường tại chợ Nhà Xanh

(Sóng trẻ) - Bất chấp những quy định của Nhà nước về việc lấn chiếm lòng đường, nhiều tiểu thương tại chợ Nhà Xanh vẫn ngang nhiên “mổ xẻ” khu vực công cộng này làm nơi buôn bán, gây ùn tắc giao thông và mất mỹ quan đô thị.

Là một trong những khu chợ sầm uất nhất phía Nam thành phố, suốt 20 năm qua, chợ Nhà Xanh (phố Phan Văn Trường, quận Cầu Giấy, Hà Nội) được mệnh danh là “thiên đường” mua sắm của học sinh, sinh viên. Sở dĩ có tên gọi này là bởi số lượng mặt hàng tại đây rất đa dạng, từ quần áo, trang sức, thiết bị công nghệ cho đến đồ ăn, thức uống… với giá thành hợp lý, phải chăng.

Lộn xộn giữa lòng Thủ đô 

Những năm gần đây, tình hình mua bán tại chợ Xanh trở nên quá tải khi nhu cầu mua sắm ngày một tăng cao. Bất chấp quy định của pháp luật, các tiểu thương ngang nhiên mở rộng sạp hàng bằng cách lấn ra ngoài đường từ 2 - 3m. Có sạp còn tận dụng không gian trên cao để treo hàng, khiến người dân phải luồn lách khi di chuyển. 

Lòng đường bị các tiểu thương “nuốt trọn”, chỉ đi vừa 2 - 3 chiếc xe gắn máy. (Ảnh: Gia Huy)
Lòng đường bị các tiểu thương “nuốt trọn”, chỉ đi vừa 2 - 3 chiếc xe gắn máy. (Ảnh: Gia Huy)
Nhiều quần áo treo lủng lẳng, gây cản trở tầm nhìn và khó khăn trong lưu thông. (Ảnh: Gia Huy)
Nhiều quần áo treo lủng lẳng, gây cản trở tầm nhìn và khó khăn trong lưu thông. (Ảnh: Gia Huy)
Các kiot mọc lên bên cạnh dây điện chằng chịt, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
(Ảnh: Gia Huy)
Các kiot mọc lên bên cạnh dây điện chằng chịt, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. (Ảnh: Gia Huy)
Phía trước Bảo tàng Binh chủng Hoá học trở thành nơi đỗ xe công cộng.
(Ảnh: Gia Huy)
Phía trước Bảo tàng Binh chủng Hoá học trở thành nơi đỗ xe công cộng. (Ảnh: Gia Huy)

Thường xuyên di chuyển qua khu chợ, bạn Nguyễn Lan Phương (20 tuổi, sinh viên Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội) ngán ngẩm chia sẻ: “Đường chật, xe đông, không khí bí bách là những thứ mình phải trải qua mỗi giờ tan tầm tại chợ Nhà Xanh. Nhiều cửa tiệm bày hàng ra tận lòng đường khiến con đường đã nhỏ nay càng chật chội hơn”.

“Tuy chợ có đa dạng sản phẩm, giá thành lại phù hợp túi tiền sinh viên nhưng khung cảnh ngộp thở mỗi giờ cao điểm khiến mình ám ảnh, nên cũng ghé qua ít hơn”, Phương chia sẻ thêm. (Ảnh: Gia Huy)
“Tuy chợ có đa dạng sản phẩm, giá thành lại phù hợp túi tiền sinh viên nhưng khung cảnh ngộp thở mỗi giờ cao điểm khiến mình ám ảnh, nên cũng ghé qua ít hơn”, Phương chia sẻ thêm. (Ảnh: Gia Huy)

Không chỉ gây khó khăn trong đi lại, việc lấn chiếm khu vực công cộng còn ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân xung quanh. Sống trong con ngõ giao thoa với khu chợ, bạn Nguyễn Thảo Vy (23 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Tan làm xong, mình không về nhà luôn vì lúc nào cũng phải chờ dòng người và xe cộ đỗ chật cứng. Buổi tối ở trong nhà cũng nghe thấy tiếng rao hàng, tiếng còi xe inh ỏi. Các kiot hàng hóa thì chiếm gần hết lối đi. Không ít lần mình đã va phải chúng, rất bất tiện và khó chịu”.

“Điệp khúc” khi nào dứt?

Buôn bán tại chợ Xanh suốt 7 năm qua, anh N.V.T, chủ một kiot bán đồ ăn cho biết: “Nhà trong ngõ hẹp nên tôi phải dọn sạp ra đường lớn bán, một phần vì thuận tiện cho khách, phần vì thu nhập ổn định hơn. Công an thường xuyên tới dẹp, cũng không xin xỏ được nên chỉ biết nhanh chóng đẩy xe hàng và hối thúc khách di chuyển. Vất vả lắm! Mà dọn vào trong ngõ hẳn thì không khá khẩm là bao…”.

Tấp nập người và phương tiện di chuyển trước những kiot bán đồ ăn, gây tắc nghẽn giao thông khu vực cuối chợ Nhà Xanh. (Ảnh: Gia Huy)
Tấp nập người và phương tiện di chuyển trước những kiot bán đồ ăn, gây tắc nghẽn giao thông khu vực cuối chợ Nhà Xanh. (Ảnh: Gia Huy)

Theo đó, việc các đơn vị chức năng thường xuyên kiểm tra an ninh, trật tự là điều không khó thấy. Một nhân viên tại sạp hàng thời trang cho biết, công tác này diễn ra đều đặn mỗi tuần, mỗi tháng: "Ngay trong tuần này, tiệm đã bị dẹp 2 lần. Càng về cuối năm là cao điểm mua sắm lại thường xuyên bị dẹp hơn nhưng cũng không thể làm gì, vì đây là mặt đường công cộng. May mắn thay, cửa hàng tôi thuê mặt bằng nên chỉ cần lui sạp vào một chút”.

Ăn vội bữa tối, tranh thủ từng giây từng phút để kịp bán hàng là hình ảnh quen thuộc tại mỗi cửa hàng trên dãy phố này. (Ảnh: Gia Huy)
Ăn vội bữa tối, tranh thủ từng giây từng phút để kịp bán hàng là hình ảnh quen thuộc tại mỗi cửa hàng trên dãy phố này. (Ảnh: Gia Huy)

Tình trạng “xẻ thịt” lòng đường tại chợ Xanh không phải “ngày một ngày hai”. Cách đây hơn 10 năm, vào ngày 25/9/2013, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã có Văn bản số 6186/VP-CT về thông báo ý kiến chỉ đạo của UBND TP cho phép UBND quận Cầu Giấy thực hiện di chuyển tạm chợ Nhà Xanh để cải tạo đường Phan Văn Trường.

Trải qua hỏa hoạn vào năm 2018 và phong tỏa trong đại dịch COVID-19, chợ vẫn chưa được di dời. Tới cuối năm 2022, người dân quận Cầu Giấy tiếp tục kiến nghị lên UBND thành phố Hà Nội về vấn đề này. Song, đến nay, công tác xử lý vẫn bỏ ngỏ, chưa có lời hồi đáp.

Căn cứ vào Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ, mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ dao động từ 100.000 - 500.000 đồng với cá nhân, từ 200.000 - 1.000.000 với tập thể. Đối với hành vi lấn sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông chiếm lòng lề đường có thể phạt tiền từ 2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng - 6.000.000 đồng đối với tổ chức.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN