Những năm tháng học trò đã qua

(Sóng trẻ) - Mấy ngày nay nghe em gái tíu tít kể về những ngày cuối cùng của đời học sinh, bỗng thấy nhớ thời cấp 3 đến lạ... Mới 3 năm thôi sao mà xa đến thế! Những đứa bạn cấp ba, những lần trốn đồng phục, những tiết học ầm ĩ đến nổ trời giờ chỉ còn trong trí nhớ và cuốn album cũ kĩ.

Người ta bảo cấp 3 luôn là khoảng thời gian trong sáng và vui vẻ nhất của đời học sinh. Ngày nào cũng mũ mão chính tề, thắt cà vạt, đóng thùng, đi quai hậu lại còn thẻ học sinh trình ình với cái “ảnh thẻ huyền thoại”. Làm tội, sáng nào đi học mấy đứa cũng vội vội. Hôm nào dậy muộn thì đảm bảo sẽ quên ít nhất một món đồ. Còn đồng phục thì khỏi phải nói, cái thiết kế kỳ diệu đó được tụi học sinh chúng tôi gọi với cái tên thân thương là “một cổ 2 tròng”.

Còn  biết bao nhiêu luật lệ nữa. Lũ quỷ chúng tôi thường tám nhau trường sinh ra luật để tạo điều kiện cho học sinh phá. Đúng vậy, trường càng làm chặt bao nhiêu thì học sinh càng tìm cách “vùng lên” bấy nhiêu. Có lần nhà trường “đánh du kích” đi kiểm tra đồng phục vào đúng hôm thi. Thành quả thu được không thể ấn tượng hơn chính là hai tải dép lê. Hôm đó nhớ như in trời mưa và lạnh. Trận du kích lịch sử đã giúp đẳng cấp được phân biệt rõ rệt: một tiểu đội đi giày, còn lại ngậm ngùi đi “tất da” về nhà.

Vất vả nhất với đám quỷ sứ năm đó chắc là mấy thầy cô quản trường. Nhưng được cái mấy cô thương học sinh lắm nên thường xuyên đi “tuần tra” bằng dép cao gót. Chỉ cần nghe thấy tiếng giày cạch cạch ở đầu hành lang là tụi học sinh chuẩn bị ngay “vũ khí” sẵn sàng “chiến đấu”. Cô chưa đến cửa lớp thì ở trong lớp đã chỉnh tề như chưa hề có sự phạm qui.

Lại nhớ, hồi đó con đường đến trường gian nan không sao kể xiết. Trời nắng thì đi đường bộ, trời mưa thì đi đường thủy. Ông trời có nỡ khóc vài tiếng thì đảm bảo nước ngập đến nửa bánh xe.

Chỗ nhà xe sân đất đằng sau trường giờ cũng lát bê tông rồi. Chẳng như hồi đó nhỡ có “sa cơ lỡ bước” thì  xác định đổi màu áo đồng phục luôn. Nhưng cũng vì thế mà mỗi lần trời mưa là tiết thể dục sẽ được nghỉ một cách “hợp tình hợp lý”.

6c071563d_matnc94886051368271133_600x0.jpg

Những năm tháng học trò đã qua (ảnh minh họa Internet)

Giờ gặp lại thầy cô giáo cũ mọi người vẫn thường nhắc: “Chẳng thấy có một khóa học nào mà lớp văn và lớp toán lại thân nhau đến thế”. Chuông ra chơi chỉ vừa mới điểm mà đã thấy mấy anh chàng thập thò ở cửa lớp văn rồi. Lại cả tình trạng lớp toán làm tiếng anh thì điểm toàn 8,9. Lớp văn kiểm tra lý, hóa không cần máy tính cũng toàn 9, 10. Cứ lớp nào kiểm tra xong trước lại tuồn đề sang cho lớp kia. Các cô cũng đau đầu vì cho đến khi lũ quỷ ra trường rồi vẫn chưa giải quyết được vấn nạn đấy.

Nhớ những lần đi học ở trường về rồi lại đạp xe hết tốc lực đến trung tâm học thêm cùng lũ bạn, mệt nhưng vui! Thích nhất là thỉnh thoảng đang học trung tâm lại mất điện. Lũ học sinh chẳng biết đầu cua tai nheo thế nào chỉ biết là lại được tranh thủ tám chuyện, chém gió và cả dọa ma nhau nữa. Ngày nào lớp học cũng rộn rã tiếng cười. Thỉnh thoảng vẫn thèm cảm giác được ngồi lại lớp học đó, cùng với những con người đó, cùng ăn chung một gói ô mai, cùng nhau giải những bài toán khó nhằn.

Rồi những kì thi hối hả ập đến đuổi dần những ngày tháng cấp 3 mộng mơ. Vẫn những ngày đến trường nhưng đã biết yêu thêm những bộ đồng phục. Vẫn những buổi học lý lôi tiếng anh ra học rồi lại giấm dúi mỗi đứa quyển sổ lưu bút dưới ngăn bàn. Vẫn những buổi học thêm vội vã, những lần đón đưa, những nụ cười và xen dần một nỗi buồn mất mát.

Những ngày cuối cùng cả lớp cùng tập văn nghệ cuối năm với nhau, đứng từ bục giảng nhìn xuống mà rơi nước mắt. Từng chỗ ngồi, từng khuôn mặt, liệu mai này còn có nhớ rõ mặt nhau. Vì ngày mai, mở mắt ra là một lớp học khác, những con người khác và nụ cười cũng khác ngày hôm qua.

Chẳng còn những ngày xắn quần như đánh trận lội nước đạp xe đến trường. Giờ trường đại học cũng có căng tin rồi cũng chẳng cần ròng dây ra nài cổng trường để lấy đồ ăn tiếp tế ở bên nài như hồi đó. Đã xa những ngày cả lũ đứng dưới hiên gốc bàng nhỏ bàn tính chuyện đại học sẽ như thế nào. Tự trách mình mỗi sáng thứ 2 chào cờ sao chẳng bao giờ dõng dạc hát lên khúc trường ca? Trách cả hồi đó sao không đủ can đảm ôm từng đứa rồi bảo “Tao yêu mày lắm”.

Mới 3 năm thôi sao mà xa đến thế. Những đứa bạn cấp ba, những lần trốn đồng phục, nhưng tiết học ầm ĩ đến nổ trời giờ chỉ còn trong trí nhớ và cuốn album cũ kĩ. Phải rồi! Ai cũng chỉ sống những năm tháng đó một lần! Ai rồi cũng phải chia tay tuổi học trò mơ mộng. Ai rồi cũng phải học cách chấp nhận cuộc sống trưởng thành một cách khó khăn. Chỉ là hôm nay tự dưng tao nhớ chúng mày lắm!

Nguyễn Thị Mai Anh

Lớp truyền Hình K31A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN