Những người đi xây “Loa thành” giữa biể

(Sóng Trẻ) - Xưa kia, An Dương Vương xây Thành Cổ Loa để chống giặc nại xâm. Ngày nay, các thế hệ con cháu của nhà vua Âu Lạc bằng bàn tay, khối óc của mình đã và đang xây những công trình giữa biển để ngày càng có nhiều “Loa thành” sừng sững giữa biển khơi, gìn giữ cho Tổ quốc này luôn bình yên trước mọi giông bão.

Chuyện những người tiên phong xây dựng đảo

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân chủng Hải quân được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ khảo sát xây dựng các công trình kiên cố trên quần đảo Trường Sa nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho cán bộ, chiến sĩ và công sự phòng thủ trên đảo.

Giữa biển cả mênh mông, đối diện với cái nắng như thiêu đốt và hơi nước biển mặn, cán bộ, chiến sĩ công binh vác từng bao xi măng, từng hòn đá từ tàu vào đảo. Hàng ngày, mỗi chiến sĩ trung bình vác khoảng vài tấn vật liệu trên vai. Đá san hô, vỏ sò, sắt thép… cứa đứt thịt da các anh, nhưng ý chí vượt khó hoàn thành nhiệm vụ của người chiến sĩ thì không gì ngăn cản được.

Xa đất liền, làm việc trong điều kiện thiếu thốn, những người lính công binh được phân công đi đặt nền tảng cho những công trình ở Trường Sa vẫn vững vàng ý chí, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Những câu thơ của Bác Hồ: Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên luôn được các cán bộ, chiến sĩ công binh lấy làm phương châm để phấn đấu, noi theo.

Sau gần một tháng thi công, ngôi nhà đầu tiên trên đảo Trường Sa Lớn đã hoàn thành. Đêm đầu tiên ngủ trong ngôi nhà mới, bộ đội mừng rơi nước mắt! Cũng vào thời điểm này, trên đảo Song Tử Tây, một phân đội khác của Trung đoàn Công binh 83 đã hoàn thành xong ngôi nhà thứ hai…

Tiếp nối truyền thống cha anh

Rồi trong những năm sau đó, người lính công binh Hải quân tiếp tục xây dựng các nhà kiên cố cùng các công trình khác trên các đảo nổi, đảo chìm khác như Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Đá Thị, Đá Lát… để có được một Trường Sa như vững chãi hôm nay.

Trong chuyến đi Trường Sa đợt này, tôi được trò chuyện với những người lính công binh trên đảo Trường Sa Lớn. Nghe chuyện của các anh, tôi không khỏi khâm phục ý chí, nghị lực và sức khỏe phi thường của người lính Công binh Hải quân. Đại úy Đại Văn Quân, Trợ lý công binh của Đảo Trường Sa Lớn, nguyên là cán bộ Trung đoàn Công binh 131 Hải quân mở đầu câu chuyện bằng kỷ niệm của mình khi anh lấy thân mình cứu xuồng chuyển tải khỏi bị sóng biển đánh ụp khi xây dựng đảo Thuyền Chài năm 2010. Thuyền an toàn nhưng mép sắt của thuyền va vào người anh, để lại vết sẹo dài hằn lên ngực trái. Tôi đề nghị được chụp ảnh lại vết sẹo, anh Quân từ chối và cười hồn hậu: “Có gì đâu, bị trầy xước là chuyện quá đỗi bình thường của lính công binh Hải quân”.

Tiếp câu chuyện, thiếu tá Hoàng Quang Trung, Khung trưởng Khung xây dựng công trình Trung đoàn 131 Công binh Hải quân kể với chúng tôi về kỷ niệm xây dựng công trình bờ kè đảo Trường Sa Lớn năm 2000. Anh cho biết: "Khoảng 10 ngày là có 1 chuyến tàu 1000 tấn chở vật liệu xây dựng ra đảo, anh em công binh lại tập trung chuyển tải. Ròng rã 4 năm trời, hàng trăm chiến sĩ công binh đã hoàn thành công trình bờ kè chống sóng biển trên đảo như hiện trạng ngày hôm nay”.

Và quyết tâm của người lính thợ


Trước đây xây dựng đảo chỉ vào 2 mùa biển lặng còn bây giờ thì bộ đội xây dựng công trình cả năm. Thi công ở đảo nổi còn đỡ vất vả chứ ở đảo chìm thì khó khăn hơn nhiều. Khi gặp sóng to, gió lớn, xuồng tròng trành, chỉ cần sơ suất là người và đá chìm xuống biển.

Do có nhiều công trình phải xây dựng nên đôi lúc có phân đội công binh khi hoàn thành nhiệm vụ lại tiếp tục thi công công trình khác mà không về đất liền theo quy định. Tuy vậy, các cán bộ, chiến sĩ đều yên tâm công tác. Các chiến sĩ công binh đều ở tuổi mười chín, đôi mươi và ai cũng rắn rỏi, vạm vỡ. Tuy nước da đen vì nắng gió, đôi bàn tay thô ráp, chai sạn vì mang vác nhiều nhưng hiện lên trên đôi mắt sáng của các anh là niềm tin, sự lạc quan. Các anh chia sẻ: “Chúng tôi đã xác định nhiệm vụ của người chiến sĩ là phục vụ Tổ quốc nên luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao, cho dù biết rằng nhiệm vụ của lính công trình thường khó khăn, vất vả”.

Ngày nay, diện mạo quần đảo Trường Sa đã thay đổi. Những ngôi nhà kiên cố có đủ điện, nước đã thay thế những ngôi nhà tạm bợ, lụp xụp năm nào; hệ thống thông tin VSAT, mạng di động Viettel đã phủ sóng trên toàn huyện đảo... Mồ hôi, công sức và cả máu của những người lính công binh Hải quân đổ xuống đã tạo nên một Trường Sa vững chãi và hiên ngang giữa Biển Đông. Đó là sự khẳng định sức sống trường tồn và mãnh liệt của con người Việt Nam trước mọi gió giông, bão tố để bảo vệ bình yên cho Tổ quốc thân yêu.

Thanh Tùng, Phùng Long

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN