Những yếu tố vàng để có tin hay

(Sóng trẻ) - Thông tin luôn là chức năng quan trọng và chủ chốt của báo chí vì vậy những người làm báo ai cũng cần nắm bắt được cách khai thác thông tin sao cho chất lượng và hiệu quả nhất. 

Những yếu tố dưới đây chính là những điều mà nhà báo cần lưu ý, quan tâm để cho ra đời được những tin tức có giá trị.

1. Chính xác

Điều quan trọng nhất là phóng viên cần phải đưa tin thật chính xác, nếu không sẽ làm mất niềm tin của công chúng. Các sai sót có thể làm hại và ảnh hưởng đến các nguồn tin và độc giả. Không bao giờ nên cho rằng một điều gì đó là đúng ngay từ ban đầu. Luôn luôn đặt câu hỏi. Luôn luôn kiểm chứng.Luôn luôn lưu ý đến mọi chi tiết. Bắt đầu từ việc đơn giản nhất như: cách đánh vần tên, chức danh và địa điểm. Tiếp đến là việc xác nhận các thông tin chứa đựng trong các thông cáo báo chí, và trích lời một người nào đó thật đúng, hoặc mô tả đúng quan điểm của họ.

2. Kiểm chứng

Không bao giờ nên đăng tải những tin dễ gây tranh cãi mà không kiểm chứng. Nếu được, hãy kiểm chứng bằng cách đến tận nơi. Nếu không thể đến được thì yêu cầu những ai chứng kiến tận mắt xác nhận sự việc. Đồng thời, cũng nên xem những tài liệu chứng tỏ sự việc có thật. Chú ý đến cả việc kiểm chứng cả giấy tờ, tài liệu.
Xử trí như thế nào với các tin đồn là một trong các thử thách khó nhất của nhà báo, phóng viên. Không bao giờ nên đăng tải tin đồn. Hỏi thẳng nguồn gốc của tin đó, đòi phải có chứng cớ. Hỏi người bị đồn về thực hư. Nếu không thể kiểm chứng được tin đồn đó là thực thì không nên đăng.

3. Khách quan

Các phóng viên luôn luôn nên tìm cách tường thuật sự thật một cách trung lập và giữ không để ý kiến cũng như tình cảm của mình vào bài. Nếu phóng viên pha trộn giữa sự thật và ý kiến riêng, độc giả sẽ không thể coi bài báo là tin chính xác được. Phóng viên nên dành cho độc giả của mình quyền tự có ý kiến, dựa trên sự thật mà phóng viên tường thuật trong tin. 

Điều này không có nghĩa là báo của bạn không được có quan điểm về các vấn đề. Báo có quyền làm như vậy, và nên làm. Nhưng, tờ báo phải xác định rõ các ý kiến đó là bình luận, hoặc xã luận, đăng trên một trang riêng, khác với các trang tin tức. Làm như vậy sẽ gia tăng uy tín của tờ báo. 

4. Xác định xuất xứ
Cho độc giả biết tin của bạn từ đâu đến gọi là xác định nguồn tin. Bạn phải ghi rõ xuất xứ những lời trích dẫn, cũng như những lời mô tả hay giải thích về sự kiện mà chính bạn không chứng kiến. Nếu độc giả biết tin đó từ đâu đến, họ có thể nhận định xem có nên tin hay không, hoặc tin đó quan trọng như thế nào. Nếu bạn không xác định rõ ràng xuất xứ nguồn tin, người đọc sẽ cho rằng chính phóng viên hay tờ báo là nơi xuất phát ra những tin đó. Xác định nguồn tin thường được đặt ở đầu hay cuối câu. Chỗ đặt tùy theo cách viết và ý trong sáng của bài. 
 
5. Có được trích đăng lời nguồn tin hay không

Đôi khi nguồn tin giới hạn việc cách thức bạn sử dụng tin của họ cung cấp. Một nguồn tin có thể cho phép bạn dùng tất cả mọi thông tin họ cung cấp và dùng tên của họ trong bài viết. Hoặc một nguồn tin có thể nói bạn không được dùng bất cứ điều gì họ nói trong bài viết của bạn. Nguồn tin có thể có các dữ kiện giúp bạn hiểu một tình huống nào đó, nhưng có thể quá nhạy cảm, không loan báo cho công chúng được. Hoặc điều đó có thể làm cho nguồn tin bị mất mặt hoặc làm hại đến họ nếu bạn đem dùng vào bài viết. Nếu bạn đã đồng ý không dùng các dữ kiện đó trong bài viết, bạn phải giữ lời. Lúc nào cũng phải chắc chắn rằng bạn và nguồn tin của bạn hiểu rõ các điều kiện của cuộc phỏng vấn.

6. Các nguồn tin vô danh

Đôi khi một nguồn tin sẵn sàng cho bạn thông tin nhưng với điều kiện bạn không nêu tên họ là xuất xứ của tin đó trong bài. Bạn luôn luôn nên tìm các tin có thể đăng rõ xuất xứ, nhưng có thể bạn cần phải dùng đến các nguồn tin vô danh khi tin đó quan trọng cho bài viết của bạn. Tuy nhiên hãy lưu ý là không nên dùng quá nhiều nguồn tin vô danh vì nếu không nêu tên nguồn tin thì người đó có thể tỏ ra không có trách nhiệm về lời nói của mình. Bạn càng dùng nhiều nguồn tin vô danh trong bài, giá trị của bài càng giảm đi.

7. Cân đối và công bằng

Phóng viên biết rằng trong mỗi câu chuyện đều có nhiều mặt khác nhau. Vì thế cần  phỏng vấn nhiều nguồn tin khác nhau, lắng nghe từ nhiều phía. Bài viết của bạn sẽ cân đối nếu bạn cho thấy quan điểm của cả hai phía trong một vấn đề để tạo sự khách quan và công bằng.
 
8. Trong sáng

Trong sáng nghĩa là bài viết tường minh, dễ hiểu, có cấu trúc mạch lạc không vòng vo, rắc rối; dùng các từ đơn giản để người thường cũng hiểu được. Tránh dùng thuật ngữ, hay những chữ lóng của các chuyên gia. Trong sáng cũng có nghĩa là gọn gàng, ngắn gọn. Không dùng nhiều chữ hơn cần thiết. Viết rõ ràng, và tránh nói chung chung. 
 
9. Hoàn thiện

Bài viết của bạn không nên để thiếu bất cứ một yếu tố quan trọng nào. Không những bạn phải trả lời năm chữ W ( Who – Ai? What – Cái gì? Where - Ở đâu? When – Khi nào? Why– Tại sao?) và một chữ H (How – Như thế nào?), bạn còn cần phải nói chuyện với các nguồn tin chính, xem xét các văn kiện chính yếu, tài liệu cũng như những nhân vật có thẩm quyền, liên quan, can dự tới sự kiện.

Trần Thị Hồng Vân
Truyền hình K32A2
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN