Ngôn ngữ Vlog Việt: “Vàng trộn đồng thau”

(Sóng trẻ) - Ngôn ngữ là một trong những khía cạnh của văn hóa. Cũng vì thế, từ bao đời nay người Việt Nam ta đã có truyền thống đề cao lời ăn tiếng nói, giữ gìn những nét thuần khiết của dân tộc. Nhưng một số Vlogger lại đang làm đảo ngược những giá trị thuần khiết, tinh túy ấy. 

Vlog (Video blog hay Video log) vốn là một dạng nhật ký cá nhân được thể hiện bằng ngôn ngữ nói và thường được đăng tải trên các mạng xã hội như Youtube, Facebook,… Hiện nay, Vlog thực sự đã trở thành một trào lưu trong giới trẻ Việt. Bên cạnh việc chia sẻ cuộc sống hàng ngày, các bạn trẻ còn sử dụng Vlog như một phương tiện bày tỏ quan điểm cá nhân về những vấn đề xã hội.

Nói năng tục tĩu, bóp méo ngôn ngữ Việt

Để thu hút người xem, phần lớn các Vlogger sử dụng ngôn ngữ dễ dãi một cách thái quá, lạm dụng ngôn ngữ đời thường qua những từ ngữ tục tĩu, thiếu văn hóa. Nhiều bạn trẻ cho rằng, nói tục chửi bậy trong Vlog dường như đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”.

9a0e839f0_vloggerufuktarhanmgen.jpg

Không khó để bắt gặp những từ như: thế ** nào, cmnr (chuẩn c** m* nó rồi)… trong phần “chém gió” của một số Vlogger, thậm chí là cả những Vlogger nổi tiếng. JVevermind (Trần Đức Việt) đã từng bị cư dân mạng lên án về những từ ngữ không thể thiếu văn hóa được hơn trong Vlog số 45 “Về nhà mà thể hiện”, đây cũng là một trong những Vlog có lượng dislike cao hơn 12 nghìn.

Một số Vlog còn làm biến thể ngôn ngữ Việt, khi vốn tiếng Việt bao năm nay không hề có thì nay đùng một cái xuất hiện những từ “trên trời rơi xuống” như vãi chốt, dính phốt, vãi chưởng,.... Một số Vlogger lại tìm cách thể hiện “tài năng” nại ngữ thông qua việc bồi thêm những từ tiếng Anh, thậm chí là những từ chửi thề trong tiếng Anh vào phần “thuyết trình” của bản thân.

“Căn bệnh” xuyên tạc ngôn ngữ lây lan

Căn bệnh xuyên tạc ngôn ngữ thậm chí đã lây lan từ Vlog sang đời sống giới trẻ thường nhật. Với những cụm từ chửi tục chửi thề, nay biến thể sang một dạng mới “hay ho”, “sáng tạo” hơn mà chỉ người theo dõi Vlog mới hiểu như “Đừng Khóc Mà Vui Lên", “Củ Lạc Giòn Tan”,.. Nhiều người nói vui rằng: “một thời đại ngôn ngữ mới đang mở ra với giới trẻ”, tiếc thay thời đại đó lại mang nhiều dấu hiệu đáng buồn.

Sử dụng ngôn ngữ nói để đưa ra các lập luận sắc bén là một lợi thế của Vlog, nhưng sản sinh một trào lưu ngôn ngữ thiếu trong sáng là hậu quả tiêu cực mà các Vlog Việt Nam tạo ra. Điển hình, Vlogger nổi tiếng Toàn shinoda (Trần Vũ Toàn) chế ca khúc “Thu cuối” với câu “thế ** nào” trong một sản phẩm Vlog được đông đảo các bạn trẻ “áp dụng”. Và Cục Văn hóa nghệ thuật đã phải đưa ra cảnh cáo với 2 ca sĩ Yanbi và Mr.T khi hùa theo khán giả hát chế ca khúc này tại buổi trình diễn tại Hải Phòng.

c4ad0db8b_gdinhkhonglamvlogbatnatdonhatnam11378712659914.jpg
Trần Đức Việt là một trong Vlogger nổi tiếng

Không hiếm các bạn trẻ “bắt chước” những từ ngữ tục tằn trong một số Vlog để giao tiếp trong cuộc sống thường nhật, coi đó là hành vi hợp xu thế, bắt kịp thời đại. Những việc làm này vô hình chung đã cổ xúy cho các Vlogger tiếp tục làm nên những Vlog thiếu văn hóa với những từ ngữ đi ngược lại với nét đẹp bao đời này của ngôn ngữ Việt.

Để chấm dứt tình trạng này cần lắm sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, sự giáo dục nhận thức của gia đình, nhà trường. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn phải xuất phát từ chính ý thức văn hóa ngôn ngữ của giới trẻ. Giới trẻ cần nhận thức được ngôn ngữ là một trong những nét đẹp không thể phủ nhận của văn hóa dân tộc, là một trong những yếu tố để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, đồng thời cũng là một trong những công cụ để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Hãy để Vlog là phương tiện để quảng bá, phát triển ngôn ngữ dân tộc chứ đừng khiến nó thành nơi mà “đồng thau” có thể “trộn lẫn” với “vàng”.

Quang Đức - Lê Linh
Báo mạng điện tử K32
Nguồn ảnh: Internet

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN