Nỗi khổ trong căn nhà “hộp diêm” ở Hà Nội

(Sóng trẻ) - Từ nhỏ cho đến khi lập gia đình, có vợ có con; anh Hoàng Văn Xuân vẫn sống trong căn nhà rộng chưa đầy 6 mét vuông và cao vẻn vẹn chỉ 1,2 mét. Ngôi nhà của anh được nhiều người biết đến với cái tên “nhà hộp diêm” hay ngôi nhà nhỏ nhất Hà Nội.

de4867103_resized_i_2511.jpg

Anh Xuân trong căn nhà hộp diêm của mình

Anh Xuân sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em. Cha mẹ anh trước khi mất có để lại cho các con một căn nhà nhỏ giữa lòng phố cổ tại số nhà 44 Hàng Buồm. Tuy nhiên, các anh chị em anh Xuân làm ăn, lấy vợ sinh con có điều kiện đã chuyển đi hết. Nhà chỉ còn anh và người em trai sinh sống.  Hai anh em chia căn hộ của bố mẹ để lại để lập gia đình riêng.

Năm 1997 anh Xuân lấy vợ. Cuộc sống trong ngôi nhà nhỏ nhất Hà Nội khiến cho gia đình anh sinh hoạt rất khó khăn. Nhà đã chật chội, có thêm đứa con càng chật chội hơn. “Mặc áo còn được chứ mặc quần thì phải ngả người xuống chứ biết thế nào.  Ở nhiều, biết là khổ đấy nhưng dần cũng thành quen thôi em ạ”- anh Xuân chia sẻ. Vì không thể cùng anh chịu đựng và vượt qua khó khăn trong cuộc sống thường nhật mà vợ anh đã đi tìm niềm hạnh phúc mới. “Anh cũng chẳng biết phải nghĩ thế nào chỉ thương thằng con anh nó còn bé đã phải vất vả”- anh Xuân trầm ngâm nói.

Con trai của anh Xuân là cháu Thủy. Năm nay cháu đã lên lớp 11. Đang tuổi ăn, tuổi lớn mà lúc nào Thủy cũng phải co ro sinh hoạt trong căn nhà của mình. Để học bài, cháu phải “cắm đầu” vào tủ sách và ngồi quay lưng lại với cái TV bố đang mở. 

de4867103_resized_i_2541.jpg

Tủ sách - góc học tập của cháu Thủy

Tất cả đồ đạc, quần áo, nồi xoong đều gói gọn trong “căn nhà hộp diêm”. Trần nhà bong tróc, không khí ngột ngạt. Cả nhà chỉ đủ trải một chiếc chiếu đơn để nằm. Người đến nhà không có chỗ mà ngồi. Chỉ cần đứng lên mà không cẩn thận là bị đụng phải trần nhà. Lối lên nhà anh Xuân như lối lên một gác xép chật chội. Mùa đông còn dễ chịu chứ mùa hè thì chẳng khác gì một lò than.

de4867103_resized_i_2559.jpg

Trần nhà bong tróc

de4867103_resized_i_2508.jpg

Lối lên nhà anh Xuân như lối lên gác xếp

Nói về chuyện chuyển nhà, anh Xuân buồn rầu nói: “Đó là niềm khao khát ấp ủ từ rất lâu trong anh. Nhưng bây giờ lo cho con ăn học còn khó, lấy đâu ra tiền mua nhà mới mà chuyển”.

Vì không có tiền mua xe đạp cho Thủy, gần một năm trời cháu phải đi bộ đến trường. Qua báo đài, mọi người biết đến nỗi khổ của cha con anh Thủy. Những người hảo tâm mấy tháng trước đã tặng xe đạp cho con anh. Anh Xuân xúc động kể lại: “Hôm ấy mưa to lắm, đúng 12h trưa, có 2 người mang đến trước cổng nhà anh một chiếc xe đạp, nói là cho Thủy lấy xe đi học. Hỏi tên và địa chỉ thì họ không nói. Chưa kịp cảm ơn một câu thì hai người đã lên xe vụt đi mất”.

Có người ở nước nài còn gửi tiền giúp đỡ anh nhưng anh cũng không biết là ai để cảm ơn. Ngày ngày, anh Xuân chở xe ôm được 2 trăm đến 3 trăm ngàn chỉ đủ ăn. Lo tiền học và  mua xe cho con quả là một điều nan giải với anh. Những người hảo tâm như những vị cứu tinh nâng đỡ cuộc đời cha con anh. Anh chỉ mong muốn một lần được gửi lời cảm ơn đến họ mà không được.

Anh Xuân tâm sự: “Thủy là đứa thông minh, ham học. Nó có năng khiếu tin học. Nhưng cuộc sống của hai cha con anh quá khó khăn. Sinh hoạt còn khó nói gì đến chuyện chuyên tâm  học hành”. Anh hi vọng sau này có thể lo cho con đi học nghề để thoát nghèo nhưng anh cũng chưa biết rồi sẽ như thế nào.

Ngay từ khi vừa sinh ra con trai anh Xuân đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Thủy đẻ non 7 tháng. Lúc mới sinh cậu chỉ nặng 1,5 kg. Điều kiện gia đình lại khó khăn. Nhưng “Thủy rất hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của bố. Nó chẳng bao giờ đòi hỏi gì. Có lần bạn bè rủ nó sang ngủ cùng. Nó muốn lắm nhưng lại sợ ở một mình bố  buồn nên lại thôi”. Từ ngày hai cha con sống với nhau, Thủy trở nên trầm tính và ít nói hẳn.

Anh Xuân mong lắm một ngày vợ anh quay về, cùng anh chăm lo cho đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn của hai người và được Nhà nước quan tâm để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

                                                                                   Phạm Thị Nga
Báo in K31A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN