Cuộc thi Viết phóng sự dành cho các cây bút trẻ
(Sóng Trẻ) - Sân chơi bổ ích do báo Pháp luật Việt Nam tổ chức nhằm khuyến khích các bạn sinh viên tham gia viết phóng sự về các vấn đề văn hóa, xã hội và đời sống, góp phần tích lũy kinh nghiệm làm báo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Cuộc thi Viết phóng sự dành cho các cây bút trẻ do báo Pháp luật Việt Nam tổ chức nhằm khuyến khích các bạn sinh viên tham gia viết phóng sự về các vấn đề văn hóa, xã hội và đời sống, góp phần tích lũy kinh nghiệm làm báo trong thời gian còn học tập, nghiên cứu khoa học tại các trường cao đẳng, đại học. Đồng thời để tìm kiếm, phát hiện những cây bút trẻ có năng lực viết phóng sự, phóng sự điều tra; tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho sinh viên chuyên ngành báo chí và các bạn trẻ yêu thích viết báo, tạo nguồn phát triển đội ngũ cộng tác viên và phóng viên cho báo Pháp luật Việt Nam.
Ảnh: Lễ phát động cuộc thi diễn ra tại trường Đại học Khoa học Thái Nguyên. (Nguồn: PLVN)
Đối tượng dự thi:
1. Sinh viên các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành báo chí, truyền thông và sinh viên các trường đại học, cao đẳng khối khoa học xã hội và nhân văn;
2. Các phóng viên, nhà báo trẻ tuổi đời dưới 30 tuổi (sinh năm 1982 về sau), đang hoạt động tự do hoặc làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền thông.
Tác phẩm dự thi:
1. Nội dung tác phẩm phải có tính phát hiện (mới, lạ, độc đáo) và phản ánh quan điểm, chính kiến của tác giả về các vấn đề của đời sống xã hội; các nhân vật, sự kiện được phản ánh phải có thật.
2. Thể loại: Phóng sự, ký sự.
3. Quy cách và hình thức trình bày: Trình bày trên khổ giấy A4, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14. Mỗi bài không dài quá 1.700 từ, kèm ảnh minh họa và tư liệu, tài liệu liên quan (nếu có);
4. Yêu cầu về tính pháp lý của bài viết dự thi: Bài viết dự thi chưa được đăng tải trên báo viết hoặc báo điện tử trước thời điểm gửi bài thi và không được gửi đăng trên báo viết, báo điện tử sau thời điểm gửi bài thi, trừ những tác phẩm không được Ban Tổ chức sử dụng trong thời gian tổ chức cuộc thi.
5. Số lượng tác phẩm dự thi của mỗi tác giả dự thi: Không hạn chế
6. Bài dự thi phải được ghi rõ tên tác giả, địa chỉ và điện thoại liên lạc. Trường hợp ký bút danh, cần phải ghi rõ tên thật, địa chỉ và điện thoại liên lạc.
Quyền tác giả của tác phẩm dự thi
Các tác phẩm dự thi được đăng tải trên Báo Pháp luật Việt Nam, số ra hàng ngày và được đăng lại trên Báo Pháp luật Việt Nam điện tử.
Các tác phẩm dự thi được trả nhuận bút theo quy định, mức tối thiểu là 500.000 đồng, tối đa là 1.500.000 đồng.
Cơ cấu giải thưởng
- 1 Giải nhất: 10 triệu đồng.
- 2 Giải nhì: Mỗi giải 5 triệu đồng.
- 3 Giải ba: Mỗi giải 3 triệu đồng.
- 5 giải khuyến khích: Mỗi giải 1 triệu đồng
Nài ra, những thí sinh đạt giải sẽ được tạo điều kiện tham gia sinh hoạt nghiệp vụ, tác nghiệp cùng phóng viên tòa soạn trong vòng một tháng và có nhiều cơ hội cộng tác cùng báo Pháp luật Việt Nam.
Thời gian và thủ tục gửi và nhận bài thi
1. Thời gian nhận bài dự thi bắt đầu từ ngày 20/9/2012, kết thúc vào ngày 20/11/2012;
2. Địa điểm nhận bài thi: Báo Pháp luật Việt Nam, số 42 ngõ 29 Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Trên bì thư gửi tham dự cuộc thi viết, tác giả ghi rõ “Bài tham gia cuộc thi viết phóng sự dành cho các cây bút trẻ”.
3. Thư điện tử nhận (E-mail) bài dự thi: [email protected]. Trên tiêu đề E- mail, ghi rõ “Bài tham gia cuộc thi viết phóng sự dành cho các cây bút trẻ”.
Công bố giải thưởng và trao giải
1. Sau khi nhận được bài dự thi, Ban Tổ chức sẽ biên tập và đăng tải trên ấn phẩm báo ngày, báo điện tử của Báo Pháp luật Việt Nam.
2. Kết thúc thời gian nhận bài thi, Ban Tổ chức sẽ thành lập Ban Giám khảo để thực hiện việc chấm thi đối với các tác phẩm dự thi đã được đăng tải. Ban Giám khảo thực hiện việc chấm thi theo Quy chế chấm thi do Ban Tổ chức ban hành.
3. Sau khi có kết quả chấm thi, Ban Tổ chức sẽ công bố danh sách tác giả, tác phẩm đạt giải và trao tặng giải thưởng theo quy định tại Điều 5 Quy chế này. Đối với các tác giả đang cư trú, học tập tại Hà Nội, Ban Tổ chức sẽ trao giải thưởng tại trụ sở Báo Pháp luật Việt Nam. Đối với các tác giả cư trú, học tập tại các địa phương khác, Báo Pháp luật Việt Nam sẽ gửi giải thưởng đến địa chỉ của tác giả.
Cuộc thi Viết phóng sự dành cho các cây bút trẻ do báo Pháp luật Việt Nam tổ chức nhằm khuyến khích các bạn sinh viên tham gia viết phóng sự về các vấn đề văn hóa, xã hội và đời sống, góp phần tích lũy kinh nghiệm làm báo trong thời gian còn học tập, nghiên cứu khoa học tại các trường cao đẳng, đại học. Đồng thời để tìm kiếm, phát hiện những cây bút trẻ có năng lực viết phóng sự, phóng sự điều tra; tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho sinh viên chuyên ngành báo chí và các bạn trẻ yêu thích viết báo, tạo nguồn phát triển đội ngũ cộng tác viên và phóng viên cho báo Pháp luật Việt Nam.
Ảnh: Lễ phát động cuộc thi diễn ra tại trường Đại học Khoa học Thái Nguyên. (Nguồn: PLVN)
Đối tượng dự thi:
1. Sinh viên các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành báo chí, truyền thông và sinh viên các trường đại học, cao đẳng khối khoa học xã hội và nhân văn;
2. Các phóng viên, nhà báo trẻ tuổi đời dưới 30 tuổi (sinh năm 1982 về sau), đang hoạt động tự do hoặc làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền thông.
Tác phẩm dự thi:
1. Nội dung tác phẩm phải có tính phát hiện (mới, lạ, độc đáo) và phản ánh quan điểm, chính kiến của tác giả về các vấn đề của đời sống xã hội; các nhân vật, sự kiện được phản ánh phải có thật.
2. Thể loại: Phóng sự, ký sự.
3. Quy cách và hình thức trình bày: Trình bày trên khổ giấy A4, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14. Mỗi bài không dài quá 1.700 từ, kèm ảnh minh họa và tư liệu, tài liệu liên quan (nếu có);
4. Yêu cầu về tính pháp lý của bài viết dự thi: Bài viết dự thi chưa được đăng tải trên báo viết hoặc báo điện tử trước thời điểm gửi bài thi và không được gửi đăng trên báo viết, báo điện tử sau thời điểm gửi bài thi, trừ những tác phẩm không được Ban Tổ chức sử dụng trong thời gian tổ chức cuộc thi.
5. Số lượng tác phẩm dự thi của mỗi tác giả dự thi: Không hạn chế
6. Bài dự thi phải được ghi rõ tên tác giả, địa chỉ và điện thoại liên lạc. Trường hợp ký bút danh, cần phải ghi rõ tên thật, địa chỉ và điện thoại liên lạc.
Quyền tác giả của tác phẩm dự thi
Các tác phẩm dự thi được đăng tải trên Báo Pháp luật Việt Nam, số ra hàng ngày và được đăng lại trên Báo Pháp luật Việt Nam điện tử.
Các tác phẩm dự thi được trả nhuận bút theo quy định, mức tối thiểu là 500.000 đồng, tối đa là 1.500.000 đồng.
Cơ cấu giải thưởng
- 1 Giải nhất: 10 triệu đồng.
- 2 Giải nhì: Mỗi giải 5 triệu đồng.
- 3 Giải ba: Mỗi giải 3 triệu đồng.
- 5 giải khuyến khích: Mỗi giải 1 triệu đồng
Nài ra, những thí sinh đạt giải sẽ được tạo điều kiện tham gia sinh hoạt nghiệp vụ, tác nghiệp cùng phóng viên tòa soạn trong vòng một tháng và có nhiều cơ hội cộng tác cùng báo Pháp luật Việt Nam.
Thời gian và thủ tục gửi và nhận bài thi
1. Thời gian nhận bài dự thi bắt đầu từ ngày 20/9/2012, kết thúc vào ngày 20/11/2012;
2. Địa điểm nhận bài thi: Báo Pháp luật Việt Nam, số 42 ngõ 29 Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Trên bì thư gửi tham dự cuộc thi viết, tác giả ghi rõ “Bài tham gia cuộc thi viết phóng sự dành cho các cây bút trẻ”.
3. Thư điện tử nhận (E-mail) bài dự thi: [email protected]. Trên tiêu đề E- mail, ghi rõ “Bài tham gia cuộc thi viết phóng sự dành cho các cây bút trẻ”.
Công bố giải thưởng và trao giải
1. Sau khi nhận được bài dự thi, Ban Tổ chức sẽ biên tập và đăng tải trên ấn phẩm báo ngày, báo điện tử của Báo Pháp luật Việt Nam.
2. Kết thúc thời gian nhận bài thi, Ban Tổ chức sẽ thành lập Ban Giám khảo để thực hiện việc chấm thi đối với các tác phẩm dự thi đã được đăng tải. Ban Giám khảo thực hiện việc chấm thi theo Quy chế chấm thi do Ban Tổ chức ban hành.
3. Sau khi có kết quả chấm thi, Ban Tổ chức sẽ công bố danh sách tác giả, tác phẩm đạt giải và trao tặng giải thưởng theo quy định tại Điều 5 Quy chế này. Đối với các tác giả đang cư trú, học tập tại Hà Nội, Ban Tổ chức sẽ trao giải thưởng tại trụ sở Báo Pháp luật Việt Nam. Đối với các tác giả cư trú, học tập tại các địa phương khác, Báo Pháp luật Việt Nam sẽ gửi giải thưởng đến địa chỉ của tác giả.
Theo Pháp luật Việt Nam
Cùng chuyên mục
Bình luận