Ôm con vượt rào – Phụ huynh muốn dạy con mình điều gì?

(Sóng trẻ) - Cảnh hàng trăm ông bố, bà mẹ bế con mình leo cổng, trèo qua bức tường rào để vào Công viên nước Hồ Tây tắm miễn phí khiến nhiều người không khỏi lắc đầu ngao ngán. Liệu những vị phụ huynh này đang muốn dạy cái gì cho con của mình?

Liều lĩnh với mạng sống của con trẻ

Năm 2015 là năm kỉ niệm lần thứ 15 ngày khai trương công viên nước Hồ Tây với những hoạt động sôi nổi, hấp dẫn như ngày hội miễn phí, tuần lễ miễn phí vé vào cổng. Được biết chương trình năm nay diễn ra từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng ngày 19/4. Tuy nhiên, đến 9 giờ 30 phút, công viên đã phải ngừng đón khách vì xảy ra tình trạng quá tải do người dân đổ xô đến. 

Theo lẽ thông thường, khi có thông báo ngừng đón khách, những tưởng người dân sẽ ra về và chờ ngày hội khai trương miễn phí chào hè vào năm sau hay sẽ đến vui chơi công viên nước vào một ngày khác. Bởi giá vé bình thường cũng không quá đắt, chỉ từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng một vé. Ấy vậy mà, đã có không ít người trèo qua tường rào, vượt cổng để cố vào được công viên nước mặc cho thông báo từ loa đài. Có những cô gái đang tuổi đôi mươi, xúng xính váy áo cũng trèo, mặc cho ở dưới có hàng trăm đôi mắt của các nam phụ lão ấu nhìn hất lên.  Ở dưới hàng nghìn người vẫn chen lấn, xô đẩy, cố gắng để được vào bên trong cùng với tiếng hò reo, chẳng may lại như một “lời cổ vũ, động viên tinh thần” các “vận động viên” đang cố vượt rào. Họ, hầu như ai ai cũng có một suy nghĩ “Đã thế thì phải vào trong cho bằng được. Bõ cái công đi. Người ta vào được, mình cũng vào được.”.

Đáng nói hơn là có những phụ huynh đã bế con mình – những đứa trẻ chỉ từ 3 đến 5 tuổi – trèo qua hàng rào hơn hai mét với những cọc nhọn nguy hiểm. Những ông bố bà mẹ ấy, một tay ôm con, một tay bám đu leo trèo để cố gắng vào được bên trong mà không màng đến tính mạng hay sự an nguy của các bé. Nếu sơ sẩy, bố mẹ bị tuột tay, các bé bị rơi xuống đất, hậu quả sẽ như thế nào? Hay trong quá trình leo trèo, các cọc nhọn đâm vào người các bé thì sẽ ra sao? Tại sao không có một ông bố, bà mẹ nào nghĩ đến điều này? Trong khi ngày thường thì bố mẹ bao bọc, che chở các con, “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Chẳng may các bé trong đi học, nô đùa với các bạn trong lớp mà có xước một chút, các vị phụ huynh “xót” con đã đến trường phản ánh với cô giáo. Thậm chí còn có những lời khiển trách, nặng lời với thầy cô khi không trông các cháu cẩn thận. Thế mà không biết vì tiếc công đi hay ham cái rẻ, ham “miễn phí” mà lần này các ông bố bà mẹ lại đùa giỡn với tính mạng của chính con mình, bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm.

94387b97c_anh1.jpg

94387b97c_anh2.jpg
Nhiều ông bố bà mẹ bất chấp nguy hiểm, bế con vượt rào

Các bậc phụ huynh muốn dạy con mình điều gì?

Cứ sau môi dịp các thần tượng Hàn Quốc sang thăm Việt Nam, trên khắp các phương tiện truyền thông đại chúng lại có những ý kiến rất gay gắt đối với những bạn trẻ vì quá mê nhạc Kpop và những ngôi sao Hàn Quốc đến mức mê muội, thảm họa, không phân biệt được phải trái đúng sai. Có bạn “sống chết” vì thần tượng của mình, có bạn lại bỏ nhà ra đi hay “mắng chửi” bố mẹ vì bị phản đối. Không chỉ có thế, bố mẹ của các bạn fan cuồng cũng bị bố mẹ của các bạn khác chỉ trích rằng “bố mẹ không biết dạy con”. Vậy, với những ông bố bà mẹ bất chấp nguy hiểm, 
chen lấn, xô đẩy bế con leo tường, vượt rào vì “miễn phí” thì sẽ muốn dạy con mình điều gì?

Sau khi biết các thông tin về sự hỗn loạn vừa qua ở Công viên nước Hồ Tây, độc giả Minh Thảo chia sẻ: “Chắc nhiều ông bố bà mẹ muốn rèn cho con tính tiết kiệm, nên phải cho con vào chơi công viên bằng được lúc đang mở cửa miễn phí. Hay là họ muốn dạy con phải kiên trì, đạt được mục đích của mình bằng mọi giá dù có nguy hiểm đến tính mạng, bị người khác phản đối, dù có xấu hổ vì làm mất đi hình ảnh đẹp của con người Việt Nam...thì vẫn phải kiên trì (trèo vào công viên) đến cùng?”

Trẻ em như một tờ giấy trắng và người ta vẫn thường hay nói bố mẹ như tấm gương để con trẻ soi vào mà học hỏi. Ai cũng hiểu rằng, những lời nói, hành động, cách cư xử của cha mẹ là những yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách, lối sống, hành vi sau này của những đứa trẻ. Và chúng, những đứa trẻ khi còn nhỏ đều coi bố, mẹ là thần tượng, là “chuẩn” cho mọi đúng sai. Tâm lý người Việt Nam luôn “ham rẻ”, “ham miễn phí” mà xem những chuyện giành giật này là chuyện bình thường thì liệu thế hệ tương lai ngày sau sẽ ra sao? Vì “rẻ”, “miễn phí” mà bất chấp tất cả để có được bằng mọi giá?

Không biết rằng sau khi quay trở về nhà, các ông bố bà mẹ nhìn lại những tấm ảnh hãi hùng kia có cảm thấy chột dạ, ân hận không? Hay vẫn sẽ là sự hả hê, đắc chí vì mình vào được bên trong trong khi bao nhiêu người phải đi về? 

94387b97c_anh3.jpg
Cảnh tượng hãi hùng chỉ vì “miễn phí”

Phạm Thị Nguyệt Anh
Truyền hình K32A2
(ảnh: Internet)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN