Nên chăng cho phép người đồng tính kết hôn?

(Sóng trẻ) - Tại nhiều nước trên thế giới, cho đến nay, hôn nhân đồng tính không còn là khái niệm quá xa lạ. Vấn đề này, thậm chí còn được bàn luận công khai và hợp thức hóa theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, khách quan có, chủ quan có mà hình thức hôn nhân có phần “mới mẻ” này hiện chưa được cấp phép tại Việt Nam.

Người đồng tính, nhìn nhận thế nào cho đúng?

Không ít người trong chúng ta có những cái nhìn kỳ thị, sai lệch về người đồng tính. Theo khảo sát mới đây của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ về giới (CSAGA), có tới 18,76% các ý kiến được hỏi cho rằng, đồng tính là vấn đề khó có thể chấp nhận. Đáng buồn là phần đông trong số họ hoàn toàn không giao tiếp với người đồng tính, thiếu kiến thức về vấn đề này. Số ít người, thậm chí còn cho đây là biểu hiện của lối sống lệch lạc, đua đòi, thích thể hiện mà sinh ra đồng tính cho “bằng bạn bằng bè”.'

ea2af5eb6_nguoidonggioi1.jpg
Người đồng giới có đáng bị kỳ thị? (Ảnh: Internet)

Nhiều cơ quan chức năng, các nhà quản lí đã đưa ra những khái niệm chuẩn mực để định nghĩa về người đồng giới. Năm 1990, sau nhiều lần tranh luận, tổ chức y tế thế giới WHO quyết định loại bỏ đồng tính ra khỏi danh sách các chứng bệnh về tâm thần; đồng thời, thừa nhận, đây là khái niệm để chỉ người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất đối với người cùng giới. Điều này có nghĩa, đồng tính là yếu tố bẩm sinh trong xu hướng tình dục, không phải là một căn bệnh, cũng không có khả năng lây lan trong cộng đồng.

Người đồng tính cũng có nhu cầu được kết hôn

Cuối năm 2013, trong buổi họp trực tuyến tổng kết 13 năm thi hành Luật Hôn nhân – Gia đình, đại diện Bộ Y tế thay mặt Bộ đã có những đề xuất cho phép kết hôn đồng tính. Tuy nhiên, cho đến nay, bởi những vấn đề phức tạp còn liên quan, cũng như nhiều luồng ý kiến phản hồi trái chiều từ dư luận, kiến nghị này vẫn đang trong quá trình trao đổi, bàn bạc để đi đến thống nhất.

Mới đây, trong chương trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XIII (t5/2014), các đại biểu Quốc hội đã cùng nhau bàn bạc về Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi, trong đó, có những điều khoản liên quan tới hôn nhân của người đồng giới. Báo cáo đề nghị chuyển điều khoản cấm hôn nhân cùng giới thành “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

Đề nghị này nhanh chóng được đưa ra bàn luận. mổ xẻ. Phần đông những người đồng giới cho rằng họ bị.. bỏ rơi, bị đối xử thiếu tôn trọng và công bằng nếu chiếu theo dự thảo. Nhiều nhà phân tích, bên cạnh đó, khẳng định: Quốc hội bỏ điều “cấm” nhưng lại thêm điều “không thừa nhận” thì không khác nào trao quyền cho người ta nhưng “treo” nó lại chờ “quy hoạch”.

ea2af5eb6_nguoidonggioi2.jpg
Một đám cưới đồng giới gây xôn xao mới đây tại tỉnh Bình Phước (Ảnh: Người lao động)

Ở góc độ nhân văn, trong một xã hội ngày càng tiến bộ và công bằng, khi mà mọi người đều có quyền sống bình đẳng như nhau, thì tại sao chúng ta lại tự cho mình quyền được kì thị hay phân biệt, cấm đoán đối với những người đồng tính? Với hôn nhân đồng tính?

Tuy nhiên, nếu thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới, tất yếu sẽ nảy sinh nhiều dị nghị trong một xã hội đề cao các giá trị truyền thống như Việt Nam, cũng nảy sinh các vấn đề có liên quan như: quyền và nghĩa vụ đối với con cái, trách nhiệm của các bên trong quan hệ chung sống như vợ chồng hay khả năng duy trì nòi giống..

Lựa chọn phương án nào vẫn còn đang là câu hỏi đau đầu đối với các nhà chức trách. Vậy theo bạn, giải pháp nào mới là vấn đề tối ưu nhất xung quanh vấn đề này và nên chăng cho phép người đồng tính kết hôn?

Xin mời độc giả gửi các bình luận về vấn đề này bằng cách bình luận phía dưới bài viết hoặc gửi ý kiến về hòm thư: [email protected]

Vũ Oanh
Nhóm 4 - Lớp Báo mạng điện tử K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN