Văn hóa đọc: giới trẻ phá vỡ hay thay đổi?

(Sóng trẻ) - Thay đổi một nền văn hóa đọc không phải là điều ngày một ngày hai, thế nhưng hiện nay với giới trẻ lại tiếp cận sách theo một cách mới. Từ đọc sách kinh điển chuyển sang sách hiện đại, từ đọc sách giấy sang đọc sách điện tử. Vậy, liệu giới trẻ có đang phá vỡ văn hóa đọc hay đang từng bước thay đổi theo một chiều hướng mới ? 

Văn hóa đọc của giới trẻ, nhất là sinh viên và học sinh đang là vấn đề nhức nhối và đang bị lên án với sự xuống cấp một cách thê thảm. Khi trong những năm gần đây, những cây viết trẻ xuất hiện với những tác phẩm đước đánh giá là rất bình thường, nhưng chúng lại đứng đầu trong danh sách những tác phẩm bán chạy nhất Việt Nam. 

ed72d04fe_devanhoadockhongchet.jpg

Người trẻ lại có vẻ như không còn lưu luyến với các tác phẩm cổ điểm, mang tính nhân văn 

Sự việc này cũng đang gây ra rất nhiều ý kiến trái chiều khi mà nhiều người cho rằng sách chỉ thuộc loại giải trí, ít tính nhân văn. Người trẻ lại có vẻ như không còn lưu luyến với các tác phẩm cổ điểm, mang tính nhân văn mà chỉ còn đuổi theo với trào lưu. Những truyện tranh, truyện ngôn tình thuộc thế hệ 8X, 9X, của các tác giả Việt Nam hoặc Trung Quốc. Đơn cử như các tác phẩm của tác giả trẻ Anh Khang đã bán được 250.000 cuốn. Rất ít người trẻ bỏ thời gian để đọc những tác phẩm đương đại, có giá trí của các tác giả lớn trong làng văn học  nhân loại mặc dù hầu hết những tác phẩm kinh điểm đều đã được dịch sang tiếng Việt. 

Phải chăng văn hóa đọc đang xuống cấp hay đây lại là một văn hóa đọc kiểu mới khi giới trẻ đã phản kháng khi cho rằng “không thể nhìn cái vỏ mà đánh giá”. 

Bạn trẻ Nguyễn Thanh Hường – Sinh viên đại học sư phạm cho rằng: “ Đọc cái gì, chắt lọc được cái gì là do ở mỗi người chứ không thể đổ lỗi. Có khi đọc truyện lại rèn luyện được trí tưởng tượng tốt hơn, mình đã từng đọc đâu đó một câu rằng “đọc sách chỉ là tấm gương, con khỉ không thể nhìn qua đó mà trở thành thánh nhân””.

Bạn trẻ Lê Thị Trà – Sinh viên đại học công nghiệp chia sẻ như sau: “ Mình thực sự không hiểu thực chất văn hóa đọc là gì? Chẳng lẽ cứ phải đọc nhiều những cuốn sách kiểu Tư duy triệu phú hay Đắc nhân tâm rồi thì Bách khoa toàn thư thì mới được coi là văn hóa? Đọc nhiều và đọc những thứ cao siêu để rồi chẳng hiểu gì, chẳng lưu lại được gì”.

Còn bạn Nguyễn Ngọc Quỳnh Chi đưa ra nhận định sau: “Quan trọng không phải là bạn đọc được bao nhiêu mà bạn đã đọc được cái gì, đọc như thế nào và đọc làm gì? Có những người đã đọc tới 10 lần cuốn “Những người khốn khổ” nhưng vẫn nảnh mặt làm ngơ trước những em bé bơ vơ nài kia. Sách, đôi khi có những cuốn bạn có giở đi giở lại hàng trăm lần cũng không thể thay đổi được cái kết của nó.”
Vậy văn hóa đọc khi các bạn trẻ quay lưng lại với các tác phẩm kinh điển, điều đấy có phải là chuyện bình thường trong sự phát triển của xã hội hiện nay hay là điều đáng báo động của văn hóa đọc?

Bên cạnh biến chuyển của thể loại sách mà giới trẻ lựa chọn thì còn có một sự biến chuyển mạnh mẽ về phương thức tiếp cận sách, một sự thay đổi từ đọc sách giấy sang sách điện tử.

Ở Việt Nam hiện nay, số lượng người sử dụng các thiết bị điện tử ngày càng tăng, hầu hết các bạn trẻ đều sử dụng các thiết bị thông minh như điện thoại smart, máy tính, Ipad… vì vậy mà con số sách giấy ngày càng giảm khi mà các thiết bị này có thể hỗ trợ đọc được sách không chỉ qua tiếp xúc bằng thị giác mà còn thông qua cả nghe nhìn.

ed72d04fe_20150612162645898_sach1.jpg

Người trẻ hầu hết chuyển từ đọc sách giấy sang sách điện tử

Nài ra, Sức hút của kinh doanh sách điện tử là ở chỗ dù giá bán chỉ dao động ở mức 5.000 -10.000 đồng/bản sách nhưng nếu đạt được khoảng 1.000 lượt mua thì doanh thu cũng đã đạt từ 5-10 triệu đồng/1 đầu sách. Chi phí rẻ nên người đọc có thể dễ dàng tiếp cận nguồn sách mà họ mong muốn vừa dễ dàng vừa hiệu quả.

Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng đọc sách giấy lại vẫn có những mặt lợi riêng của nó khi mà nó giúp con người tương thích với kiến thức, có thể cảm nhận hơn từng câu chữ và đặc biệt là nó hạn chế việc làm giảm thị lực.

Bạn Trịnh Văn Hưng – Sinh viên đại học Nông nghiệp cho rằng “mình thấy đọc sách điện tử tiện lợi hơn nhiều, vừa giảm chi phí mua sách lại không cần mang vác mà nó đã tích hợp trong chiếc điện thoại hay laptop.Vậy việc gì mình lại phải bỏ ra một khoản tiền để mua sách lại còn bỏ sức để mang vác đi?”

Ngược lại bạn Hoàng Việt Dũng – Sinh viên đại học Quốc gia lại nhận định “sách gì cũng có giá trị của nó, đọc sách giấy mình cảm thấy lĩnh hội hơn nhiều. Bỏ một khoản tiền ra để mua sách vừa là tôn trọng người làm ra sách, lại là động lực thúc đẩy mình đọc sách hơn. Mặt khác, nhiều người cầm các thiết bị điện tử thì sẽ bị chi phối bởi các ứng dụng trong đó chứ không thể chuyên tâm vào việc đọc sách được.”

Bạn Thái Bá Hùng – Sinh viên đại học Sư phạm chia sẻ: “Có thể sẽ không lạ lẫm đến nỗi trong một ngày nào đó ở thì tương lai, một đứa trẻ nhìn vào một quyển sách và hỏi mẹ “ Mẹ ơi, đây là cái gì?”, nhưng sẽ không quá lạ khi nhìn thấy một người cầm một cuốn sách in trong khi hầu hết những người khác đọc sách từ các thiết bị điện tử.”

Giới trẻ dường như đang từng bước thay đổi sự lựa chọn về thể loại sách và cả phương thức tiếp cận sách. Tuy nhiên, dù đọc sách gì, đọc bằng thể loại sách gì điều quan trọng là do cách tiếp cận và mức độ tiếp thu của mỗi người về phương thức và thể loại đó. Giá trị lớn nhất là nó phù hợp với bản thân và mang lại giá trị kiến thức và thông tin cao nhất. Vậy với bạn, bạn chọn sách cổ điển hay sách hiện đại? sách giấy hay sách điện tử? bạn cho rằng giới trẻ đang phá vỡ văn hóa đọc hay đang từng bước thay đổi văn hóa theo một chiều hướng mới hơn, hiện đại hơn?

Từ ngày 14/12 đến ngày 21/12, BBT Sóng Trẻ xin được mở diễn đàn nhằm thu thập những ý kiến đóng góp của quý độc giả về vấn đề này theo các cách thức sau đây: 
Gửi bình luận trực tiếp dưới chân bài viết này
Hoặc gửi thư đến địa chỉ email: [email protected]

Báo mạng điện tử K33 / BBT Sóng Trẻ
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN