“Phan Quang – 90 tuổi đời, 70 tuổi nghề” – Cuốn sách của sự tri ân thành kính

(Sóng trẻ) - Trong không khí trang trọng kỷ niệm 73 thành lập Đài tiếng nói Việt Nam (7/9/1945 – 7/9/2018). Sáng 6/9, tại trụ sở 58 Quán sứ, Đài đã phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức ra mắt cuốn sách “Phan Quang - 90 tuổi đời, 70 tuổi nghề”. Cuốn sách ra mắt đúng dịp nhà Báo Phan Quang, nguyên Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam tròn 90 tuổi, đây là món quà vô cùng ý nghĩa được PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Trưởng Khoa Phát thanh – Truyền hình dày công sưu tầm và biên soạn. 

Buổi lễ có sự hiện diện của các vị khách quý: Đồng chí Phạm Quang Nghị, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin; Đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng lý luân, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị; Đồng chí Hà Đăng, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, nguyên trợ lý Tổng bí thư; Đồng chí Vũ Mão, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban đối nại Quốc hội; Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà Báo Việt Nam; Đồng chí Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cùng các nhà báo, nhà văn, các bạn sinh viên.

8c02258d8_i_4552.jpg

Các khách mời cùng đông đảo sinh viên, bạn đọc đã đến dự buổi lễ

Kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Đài tiếng nói Việt Nam, đồng chí Nguyễn Thế Kỷ đã ôn lại lịch sử và những thành tựu mà các PV, BTV, cán bộ của Đài đã đạt được trong suốt 73 năm: “73 năm qua Đài tiếng nói Việt Nam đã làm nên sự phát triển vững mạnh, trong giai đoạn hiện nay Đài đang phát triển mạnh mẽ theo hướng thành cơ quan truyền thông đa loại hình, đẩy mạnh sự tương tác lẫn nhau của 4 loại hình báo chí: Phát thanh – Truyền hình - Báo điện tử và Báo in”.

8c02258d8_i_4605.jpg

 Ông Nguyễn Thế Kỷ phát biểu kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Đài tiếng nói Việt Nam

Cũng trong bài phát biểu, đồng chí Nguyễn Thế Kỷ đã nhấn mạnh đến công lao to lớn của nhà báo Phan Quang, nguyên Tổng Giám Đốc đài tiếng nói Việt Nam: “Nhà báo Phan Quang là người rất quan tâm mở rộng hợp tác quốc tế, Phan Quang còn được biết đến với vai trò là chính khách, nhà văn hóa, dịch giả, ở vị trí nào ông cũng để lại giấu ấn riêng. Đặc biệt tinh thần làm việc không ngừng nghỉ của ông khiến đồng nghiệp, bạn bè nể phục”. 

Ông Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí Tuyên truyền bày tỏ niềm vinh dự và sự biết ơn Nhà báo lão thành Phan Quang đã có quãng thời gian rất tâm huyết giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm cho nhiều thế hệ sinh viên, giảng viên của trường: “Là một trường đào tạo báo chí lớn nhất của cả nước, chúng tôi vinh dự được nhà báo lão thành Phan Quang thường xuyên tham gia giảng dạy trong nhiều thời kỳ…Những bài giảng, bài nói chuyện sâu sắc, truyền cảm của thầy Phan Quang còn in đậm trong lòng nhiều thế hệ sinh viên, học viên. Nhiều đồng nghiệp của chúng tôi được nhà báo Phan Quang dìu dắt, giúp đỡ, đã thành công trong sự nghiệp đào tạo và đóng góp cho sự nghiệp báo chí nước nhà”.

8c02258d8_i_4614.jpg

 Ông Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Với PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, chủ biên cuốn sách, người nhận mình có mối “lương duyên” đặc biệt khi được gặp gỡ nhà báo Phan Quang tại giảng đường đại học: “Kể từ buổi chiều năm đó, đã mấy chục năm rồi, tôi rất hạnh phúc khi được Ông coi như người bạn nhỏ, người yêu sách của Ông”. Và chính sự kính trọng và nể phục ấy đã thôi thúc tác giả biên soạn cuốn sách để tri ân, tri ngộ người thầy đáng kính trong cuộc đời của mình.

8c02258d8_i_4490.jpg

Nhà báo Phan Quang và PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang

Tuyển tập mà PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang lựa chọn, biên soạn gồm 99 bài báo của nhiều tác giả viết về Phan Quang.. Mở đầu là “Không chờ” của Chế Lan Viên và kết thúc là “Phan Quang - sức sáng tạo thanh xuân” của Nhà báo Hồ Quang Lợi, với ước nguyện con số 99 là con số của sự an lành.

8c02258d8_i_4503.jpg

Cuốn sách gồm 99 bài được biên tập kỹ càng

Tác giả cũng cho biết, đây chỉ là một phần trong số rất nhiều bài viết của các tác giả viết về ông và sách của ông. Có những tác giả viết nhiều, viết hay, liên tục như nhà văn Ngô Thảo, Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Trinh, nhà báo Phạm Quốc Toàn, nhà báo Y Trang, nhà văn Đoàn Minh Tuấn, Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng… nhưng chỉ có thể chọn lọc trong số đó. Và có thể còn các tác giả khác có bài viết về Phan Quang và sách của Ông nhưng do khả năng có hạn nên không sưu tầm được hết.

Trở về trong dịp đặc biệt này, tuy tuổi đã cao, đi lại có đôi chút khó khăn, nhưng nhà báo lão thành với mái tóc bạc trắng Phan Quang vẫn không giấu nổi sự xúc động khi gặp lại đồng nghiệp, bạn bè. Người bộc bạch về những năm tháng đã dành trọn đời mình cho nghề báo: “Nhìn lại tôi thấy cả đời mình chuyên làm báo hằng ngày: hơn 6 năm báo Cứu quốc, hơn 28 năm báo Nhân Dân, 9 năm Đài Tiếng nói Việt Nam - gần nửa thế kỷ trõm mắt viết bài, đọc tin…, còn các công việc khác phần lớn kiêm nhiệm. Mải mê với công việc, đến hồi cầm Quyết định nghỉ hưu, tôi giật mình nhìn dòng chữ  rành rành trên Thẻ bảo hiểm xã hội: “Thời hạn công tác: 57 năm 8 tháng…

Tôi đã để nghề báo ngập lụt cả cuộc đời mình” . 

Câu nói ấy khiến cả hội trường như lặng đi, cảm phục và biết ơn vì sự cống hiến của ông cho sự nghiệp báo chí nước nhà.

43e61c725_i_4677.jpg

Nhà báo Phan Quang xúc động khi nhắc lại quãng thời gian làm báo của mình

Trong buổi lễ ra mắt sách, 2 tọa đàm được diễn ra dưới dưới sự dẫn dắt của nhà báo Trần Đức Nuôi để các thế hệ đi sau, những người là đồng nghiệp, bạn thân, và cả những người đồng hương của nhà báo bày tỏ, chia sẻ quan điểm và những bài học mà họ đã nhận được từ người anh cả đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp báo chí – Nhà báo lão thành Phan Quang.


43e61c725_i_4640.jpg

(Từ trái qua phải) Nhà văn Ngô Thảo, nhà báo Hồ Quang Lợi, PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, nhà báo Hà Đăng và nhà báo Trần Đức Nuôi trao đổi, chia sẻ về cuộc đời và sự nghiệp nhà báo Phan Quang.

Cuốn sách “Phan Quang - 90 tuổi đời, 70 tuổi nghề” là tư liệu quý, gồm những bài viết được chọn lựa kỹ càng, những hình ảnh tư liệu quý. Cuốn sách sẽ cho chúng ta thấy chân dung Phan Quang qua những góc nhìn khác nhau với những đóng góp cho lĩnh vực báo chí, văn hóa và truyền thông.

Một số ảnh trong buổi ra mắt sách :

43e61c725_i_4686.jpg

43e61c725_i_4654.jpg

43e61c725_i_4747.jpg

5970e67ec_i_4681.jpg

5970e67ec_i_4726.jpg


Hà Hiền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Tết Trung thu trong tín ngưỡng người Việt được xem là Tết của trẻ em. Nhưng, tại nhà X1, ngõ 17 Hoàng Ngọc Phách, phóng viên được chứng kiến một cái Tết Trung thu đặc biệt. Tết Trung thu của những đứa trẻ mang hình hài “trưởng thành”.

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN