Phiên họp thứ 2: Hội thảo “Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa: Cơ hội, thách thức và triển vọng”
( Sóng trẻ) - Phiên 2 hội thảo “Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa: Cơ hội, thách thức và triển vọng” đã diễn ra tại Học viện Báo chí Tuyên truyền mở ngày đầu tiên trong chuỗi hội thảo dự kiến sẽ tổ chức 4 ngày tại 4 địa điểm.
Đoàn Chủ tịch hội thảo
Nối tiếp phiên họp đầu tiên, phiên họp thứ 2 trong chiều nay diễn ra với chủ đề: “Hoạt động báo chí ở Việt Nam và Cộng hòa Áo; Đào tạo báo chí và phát triển nghiệp vụ báo chí – quan điểm mới về năng lực nghề nghiệp; Nại giao công chúng”.
PGS. TS Trương Ngọc Nam – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền
GS.TS. Thomas Bauer nói về “Quan niệm về năng lực truyền thông và quá trình phát triển quan niệm”
TS. Julia Wippersberg với tham luận “Hệ thống truyền thông ở Áo – Truyền hình và các giá trị chung” đã nhấn mạnh đến giá trị cộng đồng trong báo chí. Ông cho rằng: “Các giá trị cộng đồng không chỉ có trên ti vi mà nó cần có ở báo chí; quan trọng phải tìm kiếm được sự giúp đỡ của công chúng”.
TS. Julia Wippersberg với tham luận “Hệ thống truyền thông ở Áo – Truyền hình và các giá trị chung”
Tham luận của TS. Đỗ Thu Hằng là kết quả của một chuyến đi thực tế ở Áo; Tiến sĩ đã tập trung nghiên cứu, so sánh hai tờ báo Wiener Zeitung ( Áo) và báo Tuổi trẻ ( Việt Nam) để rút ra kinh nghiệm; mong muốn thông qua đó thúc đẩy công chúng tiếp nhận sản phẩm báo chí và giúp báo chí phát triển bền vững hơn.
TS. Đỗ Thu Hằng với tham luận "Quản lí hoạt động tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng - nghiên cứu trường hợp báo Wiener Zeitung ( Áo) và báo Tuổi trẻ ( Việt Nam)
GS.TS. Thomas Bauer nói về “Quan niệm về năng lực truyền thông và quá trình phát triển quan niệm”, ông cho rằng truyền thông là một môi trường văn hóa của các giao tiếp xã hội được xây dựng dựa trên những những nhận xét. Và báo chí cần quan tâm đến các giá trị nhân văn – “quan trọng báo chí phải xây dựng được các giá trị xã hội. Báo chí còn cần kiểm nghiệm và phê bình những gì chúng ta đang làm nếu không chỉ là một mớ lí thuyết”.
Nài các tham luận trên còn có tham luận “Ghi nhớ và chối bỏ - Trải nghiệm của công chúng truyền thông Do Thái và không Do thái với sự kiện Holocaust” ( Andreas Enzminger) và cuộc trao đổi với TS. Thomas Loidl, Đại sứ Cộng hòa Áo tại Việt Nam về “Truyền thông và Nại giao – Kinh nghiệm và quan điểm”.
Thông qua các bài tham luận; các nhà báo, khoa học trao đổi về sự tương đồng, khác biệt giữa hoạt động báo chí tại Cộng hòa Áo và Việt Nam qua đó đưa ra những gợi mở và giải pháp cho vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cán bộ báo chí trong giai đoạn hiện nay.
Một số hình ảnh khác của hội thảo:
Kết thúc, nhà báo Trần Gia Thái, PCT Hội nhà báo Việt Nam đã phát biểu Tổng kết phiên họp thứ 2.
Chuỗi hội thảo sẽ tiếp tục tổ chức: 1 phiên tại Báo Nhân dân ( ngày 30/10); 2 phiên tại khách sạn Công đoàn, TP. Hạ Long ( ngày 31/10) và 1 phiên tại Đài phát thanh và truyền hình Quảng Ninh ( ngày 1/11).
Nguyễn Dung
Báo mạng điện tử K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận