Rần rần trào lưu “chữa lành” trong giới trẻ

(Sóng trẻ) - Gần đây, không ít người trẻ tìm đến các biện pháp “chữa lành” để vượt qua những căng thẳng, áp lực từ công việc và cuộc sống. Nhưng, liệu việc chữa lành ấy có thực sự hiệu quả?

Nở rộ như một hiện tượng

Hiện nay, khái niệm đi “chữa lành” hay “healing” đang trở nên phổ biến trong giới trẻ. Chỉ cần gõ từ khóa “#healing” trên nền tảng Tiktok tại Việt Nam sẽ hiển thị 10,9 triệu bài đăng và từ khóa “#chualanh” sẽ có 230,8 nghìn bài đăng. Qua đó thấy được rằng sức khỏe tâm lý của giới trẻ hiện nay là một vấn đề đáng chú trọng.

Quỳnh Hoa (Hà Nội) đang là sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, việc vừa đi làm, vừa đi học và tham gia các hoạt động xã hội khiến Hoa thường xuyên cảm thấy bị quá tải. Khi dành dụm được một số tiền từ việc đi làm thêm, bạn cho biết thường dành vào việc mua sắm và tìm kiếm các địa điểm để lên kế hoạch đi du lịch. 

nguoi-tre-chon-chua-lanh-qua-trao-luu-ngu-5-ngay-5-dem-dip-nghi-le-304-15-104320695.jpg
Nhiều người trẻ lựa chọn cho mình những chuyến đi để xả stress. (Ảnh minh họa)

“Sau nhiều ngày mình phải học tập và làm việc vất vả thì mình thường tự thưởng cho mình những chuyến đi. Đây là cơ hội vừa mở mang tầm mắt, vừa là thời gian để nghỉ ngơi xả stress”, Quỳnh Hoa chia sẻ.

Bên cạnh đi du lịch chữa lành, không ít người trẻ tham gia vào các hội nhóm để chữa lành trực tuyến. Trên các website, nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram… các hội nhóm thường hoạt động công khai với số lượng lên tới hàng chục nghìn thành viên. Chưa kể còn có những hội nhóm hoạt động ở chế độ riêng tư.

Liệu việc chữa lành ấy có thực sự hiệu quả?

Khi trào lưu này càng trở nên phổ biến, bên cạnh những mặt tích cực thì nó cũng tồn tại nhiều mặt trái bởi các dịch vụ “ăn theo” “mọc lên như nấm”. Theo đó, nhiều nhóm đối tượng, cá nhân đã lợi dụng nhu cầu này của giới trẻ nhằm mục đích trục lợi thông qua các hình thức “chữa lành” khác nhau.  

z5390136409675_5f81addf26935444eeda277267a4b4ea.jpg
Hàng loạt các dịch vụ “ăn theo” theo đó cũng “mọc lên như nấm” xung quanh trào lưu này. (Ảnh: Chụp màn hình)

Hàng loạt các dịch vụ “chữa lành” như du lịch chữa lành, tâm linh chữa lành, chữa lành trầm cảm… xuất hiện tràn lan trên các hội nhóm ở trang mạng xã hội. Nhiều trang web, hội nhóm lấy danh nghĩa là giúp đỡ mọi người “chữa lành” miễn phí nhưng thực chất lại nhằm mục đích cho quảng cáo và bán những vật phẩm như trang sức, thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ…với công dụng chữa lành “thần thánh”.

Bên cạnh đó, một số hội nhóm còn có cả dịch vụ “tư vấn chữa lành bằng hình thức trực tuyến” cho những người mong muốn chăm sóc về mặt tâm lý, sức khỏe… một cách nhanh chóng như bói bài tarot, xem tử vi....

Thu Hà (Đống Đa, Hà Nội) bày tỏ: "Mình thường tìm đến tarot như một nhu cầu chữa lành vì nhiều lúc bản thân cảm thấy chông chênh và mất phương hướng, cần phải có những lời khuyên hay định hướng thì mình nghĩ tarot đã đáp ứng được nhu cầu ấy của mình".

Các đối tượng tự xưng là "chuyên gia" thường đánh vào những tổn thương tâm lý, mong muốn cân bằng lại cảm xúc của những bạn trẻ sau khi gặp những biến cố, áp lực trong cuộc sống. Để dụ dỗ, mời gọi tham gia vào các khóa học “chữa lành” trực tuyến qua ứng dụng Zoom những người này thường “tự nhận” là giảng viên, chuyên gia tâm lý.

z5390138176012_c227938a23bb4e2393781bea4ed76f22.jpg
Nhiều trang web, hội nhóm lấy danh nghĩa là giúp đỡ mọi người “chữa lành” miễn phí nhưng lại đăng bài quảng cáo về các khóa học “healing”. (Ảnh: Chụp màn hình)

Ngoài ra, cũng có nhiều bạn trẻ lựa chọn hình thức đi du lịch để “healing” mặc dù tài chính khá hạn chế. Minh Khánh (Thái Bình) cho biết cũng vừa có chuyến đi du lịch ở Bãi Cháy (Hạ Long) cùng với bạn bè do cảm thấy quá áp lực vì chuyện gia đình.

Minh Khánh cho biết: “Chuyến đi chữa lành này cũng đã tiêu hết cả tháng tiền lương của mình. Chưa kể đó mới chỉ là chi phí của chuyến đi thôi. Bởi vì địa điểm chúng mình chọn là đi biển nên mình còn phải mua sắm quần áo, giày dép, phụ kiện đi kèm cho phù hợp với điểm đến nữa”. Khánh bày tỏ thêm sau chuyến “du lịch chữa lành” này, bạn sẽ phải ăn uống chi li hơn chứ không thể thoải mái như các tháng trước nữa. 

Chia sẻ về vấn đề này, Ths. Trần Thùy Dương - chuyên gia tham vấn tâm lý Anh Quốc cho biết do cảm nhận cuộc sống khác biệt và đặt yếu tố cảm xúc lên hàng đầu là điểm nổi bật của giới trẻ hiện nay. Điều này không xấu nhưng bởi sự khác biệt về thế hệ và giai đoạn phát triển nên sự hỗ trợ của thế hệ trước và giới trẻ trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, vượt qua những trở ngại và tổn thương trong cuộc sống hay nói cách khác là chữa lành trở thành con đường không có người chỉ lỗi sẽ dễ đi nhầm hướng. 

“Làm dày bản lĩnh bản thân, tìm hiểu sâu hơn về bản thân và người khác, học cách tôn trọng bản thân và những người xung quanh có lẽ là một trong những cách giúp xử lý vấn đề và tổn thương trở nên sáng rõ hơn”, Ths. Trần Thùy Dương chia sẻ. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN