(Sóng trẻ) - Làng Vạn Vân (xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) là nơi sản sinh loại rượu hơn 400 năm tuổi. Rượu làng Vân nức tiếng Kinh Bắc không chỉ bởi danh xưng “rượu tiến vua” mà còn nhờ dư vị đậm đà, hương thơm thanh khiết.
Qua bao thăng trầm lịch sử, cổng làng Vạn Vân (tên chữ là Yên Viên) vẫn vẹn nguyên nét cổ kính, uy nghiêm. Trên cổng làng đề đôi câu đối: “Hương Vân mỹ tửu lừng biển Bắc - chiến thắng Như Nguyệt rạng trời Nam” thay lời khẳng định đầy tự hào về vùng đất cổ giàu truyền thống bên dòng sông Cầu. (Ảnh: Phương Linh)Ít ai biết cách đây khoảng 50 năm, rượu làng Vân được nấu bằng sắn do làng thiếu gạo. Hiện nay, làng đã khôi phục lại nghề nấu rượu bằng gạo nếp, thường là gạo nếp cái hoa vàng hoặc gạo tấm miền Nam bởi hạt gạo tròn, mẩy và dẻo thơm giúp nâng cao chất lượng rượu. (Ảnh: Phương Linh)Để có mẻ rượu ngon đạt chuẩn, người làng Vân cần ủ cơm rượu với loại men bí truyền được làm từ 35 vị thuốc Bắc. (Ảnh: Phương Linh)Nhiệt độ ủ cơm rượu phù hợp là 20 - 25 độ và cần ủ đủ 72 giờ. Vào mùa đông, người dân phải ủ cơm dưới 2 hoặc 3 lớp chăn dày để cơm lên men chuẩn vị. Vào ngày hè, cơm rượu cần phơi ở chỗ mát để tránh bị chua, mất đi hương vị truyền thống. (Ảnh: Phương Linh)Ông Nguyễn Văn Long (50 tuổi), một chủ hộ nấu rượu nhấn mạnh: “Nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng rượu. Với những người có thâm niên trong nghề, chỉ cần chạm tay vào vành nồi là biết rượu nấu đạt hay chưa”. (Ảnh: Phương Linh)Ngày nay, người làng Vân vẫn giữ nghề nấu rượu thủ công bằng lò đun đắp đất và nồi gang chuyên dùng. Mỗi mẻ rượu được đun trong khoảng 4 giờ, than trong lò lúc nào cũng phải đỏ lửa. (Ảnh: Phương Linh)Rượu sau khi nấu có nồng độ từ 43 đến 45 độ và trữ trong ang lớn, mỗi ang chứa được khoảng 200 lít rượu, ủ già 15 ngày mới mang ra dùng hoặc bán. Mỗi gia đình nấu rượu thường trữ sẵn 8 đến 10 ang và nhiều bình chứa khác. (Ảnh: Phương Linh)Bà Nguyễn Thị An, vẫn miệt mài với công việc nấu rượu dù đã ngoài 60, kể lại: “Ngày xưa, làng có ⅔ hộ gia đình làm nghề nấu rượu, đi đến đâu cũng thấy mùi rượu thơm nức. Nhưng bây giờ chỉ còn số ít”. Tuy vậy, bà luôn tự hào vì biết còn nhiều người vẫn yêu và ý thức giữ nghề tổ ông cha truyền lại. (Ảnh: Phương Linh)Theo bà An, rượu làng Vân đặc biệt ở hương vị đậm đà nhưng chất rượu lại trong veo, khi uống thấy êm ru hoặc nếu có uống say tỉnh dậy người không bị mệt mỏi, uể oải. “Để phân biệt rượu làng Vân với nơi khác, những người làm nghề lâu năm như tôi chỉ cần ngửi hương rượu là nhận ra ngay”, bà An chia sẻ thêm. (Ảnh: Phương Linh)Mỗi dịp Tết đến xuân về, rượu làng Vân lại được những người “sành” rượu chọn làm quà quý biếu tặng bạn bè, người thân. Giá của mỗi lít rượu hiện nay dao động từ 40.000 - 45.000 đồng. Rượu làm ra đến đâu, hết đến đó, thậm chí có thời điểm lượng cung không đủ đáp ứng thị trường. (Ảnh: Phương Linh)
(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.