Sài Gòn và ký ức của người viết một vạn bức thư tay

[Sóng trẻ] Sài Gòn vào hạ nóng nực và cũng tấp nập hơn bởi khách du lịch. Trong những công viên, viện bảo tàng, trên những bến tàu và cửa hàng trong thành phố. Nhưng giữa trung tâm thành phố trẻ này, dưới những mái vòm đậm chất Châu Âu của Bưu Điện Sài Gòn, có một bóng lưng mà chỉ cần nhìn vào đó thôi, mọi thứ trở nên thật chậm rãi và xưa cũ. Đó là bóng dáng của ông Dương Văn Ngộ, người đã chắp bút viết hơn 1 vạn bức thư tay cho cho du khách thập phương đã gần 3 thập kỷ nay.

b1d3e2cd4_anh1.png
Bưu điện Sài Gòn khoác lên bộ áo mới vẫn mang trong mình nét cổ điển và vô cùng duyên dáng

Ông Dương Văn Ngộ có gốc là người Hoa, sinh ra lớn lên ở Việt Nam. Trong những năm 1942, ông là cậu học trò nghèo may mắn được nhận vào học ở trường Petrus Ký (nay là trường chuyên Lê Hồng Phong, tp Hồ Chí Minh)_là ngôi trường nổi tiếng dành cho con cái trong giới thượng lưu thời bấy giờ. Trở thành nhân viên chính thức của Bưu điện Sài Gòn năm 1948, ông bén duyên với nghề viết thư tay, dịch thư sang tiếng Anh và Pháp cho những vị khách đến từ rất nhiều nơi trên thế giới.

Với bản tính kiên nhẫn, cẩn thận và vô cùng chăm chút cho câu từ, ông Ngộ được rất nhiều vị khách nước nài quý trọng và bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Đến nay, ông Ngộ đã có hơn 40 năm làm bưu tá, 30 năm viết thư thuê ở Bưu Điện thành phố. Tuổi nghỉ hưu đã qua lâu nhưng ông vẫn xin phép được tiếp tục làm việc. Ngày ngày, chiếc xe đạp cọc cạch chở “người viết thư tình xuyên thập kỷ” đến nơi làm việc đều đặn vào mỗi 8 giờ sáng. 

b1d3e2cd4_anh2.png
Người đàn ông nài 80 cần mẫn với những con chữ trên từng bức thư. 

Trong gần 8 thập kỷ qua, ông Dương Văn Ngộ đã chứng kiến bao thăng trầm của Bưu điện và của cả thành phố Sài Gòn. Ông hồi tưởng: “Những năm còn nằm dưới sự quản lý của thực dân Pháp, Sài Gòn mang trong mình rất nhiều nét văn hóa của phương Tây, những đơn thư giao thương, làm ăn liên tục được gửi đến nhờ tôi chuyển sang tiếng Anh và Pháp. Thời gian đó, vừa mới được đào tạo tiếng Anh nên tôi gặp rất nhiều khó khăn nhưng may mắn là tôi đã được gặp một người thầy và cũng là một người bạn người Mỹ làm phi công đã giúp đỡ rất nhiều để tôi có thể hoàn thành tốt công việc này như ngày hôm nay”.

Bạn Hương Quỳnh, sinh viên đại học Nại thương TP Hồ Chí Minh chia sẻ: “Mình sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, đã đến Bưu điện thành phố nhiều lần và được bố mẹ kể về câu chuyện của ông Ngộ. Mỗi lần nhìn thấy hinh dáng ông cần mẫn làm việc dưới mái vòm của Bưu điện, trong mình luôn trào lên cảm giác thật tự hào và yêu quý thành phố mình sống biết bao. Vì Sài Gòn có những người như ông, những người trẻ như mình luôn được truyền cảm hứng và đặc biệt là luôn nhớ về cội nguồn. Mỗi lần đến đây được gặp ông mình cảm thấy rất may mắn”.

b1d3e2cd4_anh3.png
Dưới mái vòm cổ kính, nhiều vị khách khao khát tìm kiếm hình bóng của ông Dương Văn Ngộ_người viết thư “huyền thoại” của Bưu điện Sài Gòn

9 giờ 45 phút sáng, ông đón vị khách đầu tiên. Đó là một người phụ nữ đã nài ngũ tuần với mái tóc được tết tạo kiểu kỳ công. Bà đến nhờ ông viết thư cho một người bạn ở Pháp_là bạn thân và cũng là mẹ đỡ đầu của con gái lớn mình. Bà hồ hởi chia sẻ: “Tháng nào tôi cũng đến nhờ bác Ngộ dịch thư để gửi sang cho Claude. Đó là ân nhân và cũng là bạn rất thân của gia đình tôi. Chúng tôi vẫn có thói quen liên lạc qua lại bằng thư tay, đó như là một nét văn hóa, một “giao ước ngầm” giữa chúng tôi để giữ liên lạc và chia sẻ cho nhau mọi điều trong cuộc sống. Về điều này, tôi luôn tin tưởng ở bác Ngộ. Bản thân Claude mỗi lần nhận thư đều rất cảm kích trước nét chữ và sự tỷ mỷ của người dịch. Năm trước qua Việt Nam, Claude đã đến tận nhà thăm bác Ngộ và cả hai đã nói chuyện rất lâu”. Trong suốt thời gian lắng nghe lại câu chuyện, ông Ngộ chỉ mỉm cười rất tươi rồi lặng lẽ dịch tiếp những trang thư. 
b1d3e2cd4_anh4.png
Chiếc kính lúp cùng hộp bút và quyển từ điển Anh-Pháp đã ố màu theo thời gian là những vật dụng không thể thiếu của ông mỗi lần làm việc

Ông Ngộ chia sẻ: “Trong gần 8 thập kỷ làm việc tại Bưu điện thành phố, tôi đã gặp rất nhiều vị khách đặc biệt. Có những người đến từ Mỹ, Pháp, Hà Lan.. và có nhiều khách người Việt. Họ đến nhờ tôi chuyển nhưng bức thư tay đến với người thân ở nước nài, có cả thư tỏ tình, cầu hôn. Mỗi thể loại lại đòi hỏi một cách viết, trình độ và kinh nghiệm nhất định. Có những thể loại thư đã viết thư viết lại nhiều lần vẫn sợ nhầm lẫn nên tôi làm riêng một quyển sổ tay ghi nhớ. Trong suốt những năm tháng làm nghề này, bản thân tôi luôn tâm niệm làm việc đúng giờ, đúng lương tâm và trách nhiệm, đặc biệt là giữ bí mật tuyệt đối cho khách hàng”.

Năm 2009, ông được Trung tâm kỷ lục Việt Nam công nhận là người viết thư thuê lâu nhất Việt Nam. Nhiều cơ quan báo chí của Đức, Pháp và Canada đã đưa tin và đến nơi làm phóng sự về ông. Nhưng đối với bản thân ông Dương Văn Ngộ: “Mọi danh tiếng với tôi không quan trọng. Tối với tôi, đây không chỉ là một công việc, đây còn là một sứ mệnh_sứ mệnh của người cuối cùng còn viết thư thuê ở Sài Gòn. Tôi sẽ không để ngành bưu điện mang tiếng.”

Sài Gòn vẫn tiếp tục ồn ã với những nhịp sống hối hả, phát triển với vẫn tốc chóng mặt của một thành phố trẻ đầy triển vọng. Nhưng đâu đó Sài Gòn vẫn mang trong mình những nét duyên thầm lặng. Và những người như ông Dương Văn Ngộ, nếu một ngày nào đó không còn bóng dáng dưới mái vòm cổ kính của Bưu điện thành phố nữa, chắc sẽ trở thành niềm nuối tiếc cho rất nhiều con người nơi đây, và cả những bức thư còn dang dở ở phương xa.

Bài và ảnh
Nguyễn Thị Thuận- BMĐT k33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN