Sàn đấu giá Sotheby's gỡ tác phẩm nghi giả tranh của cố hoạ sĩ Nguyễn Văn Tỵ

(Sóng trẻ) - Mới đây, Sotheby’s Hong Kong rút tác phẩm đề tên họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ ra khỏi phiên đấu giá ngày 10/10 để xác minh nghi vấn tranh giả.

Cụ thể, trong hạng mục Ngày giảm giá nghệ thuật hiện đại 10/10, nhà đấu giá Sotheby's Hongkong (Trung Quốc) đã đăng bán bức bình phong sơn mài gỗ khổ 90 x 118,5cm đề tên họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ với mức giá dự kiến 700.000-1.000.000 HKD (2-2,9 tỷ đồng).

Tuy nhiên, ngay sau khi công bố, nghi vấn bức bình phong không phải tác phẩm của cố họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ dấy lên, bởi bức tranh gốc đang được lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết: “Bức sơn mài "Nhà tranh gốc mít" của Nguyễn Văn Tỵ từng của Nguyễn Văn Tỵ tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1958. Năm 1960 thì chuyển giao về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và vẫn trưng bày ở đó cho tới nay. Hơn nữa, trong nghệ thuật không có khái niệm tương đương, chỉ có tranh gốc, tranh giả và tranh nhái. Họ viết như thế là đánh tráo khái niệm, lừa đảo”.

1.jpg
Sotheby's Hongkong vẫn đăng tải bức bình phong được cho là giả tác phẩm "Nhà tranh gốc mít" của Nguyễn Văn Tỵ trên website của mình, nhưng có kèm thông báo lô hàng đã được rút khỏi phiên đấu giá. (Ảnh: chụp màn hình)

Trước những động thái của truyền thông Việt Nam bày tỏ nghi vấn rõ ràng rằng bức bình phong mà Sotheby’s Hongkong đấu giá không phải tác phẩm của họa sĩ Mỹ thuật Đông Dương (khóa XI) Nguyễn Văn Tỵ. Mới đây, từ Singapore, giám tuyển Ace Lê cũng thông báo trên trang Facebook cá nhân cho biết sáng 5-10, đại diện nhà đấu giá Sotheby’s đã liên lạc với ông để thông báo "Sotheby's đã nhận thức được về các nghi vấn xoay quanh tính xác thực của tấm bình phong Nhà tranh gốc mít của Nguyễn Văn Tỵ (lô 778, phiên Modern Art Day Sale, ngày 10-10-2021). 

Sotheby's đề cao tính nghiêm trọng của những sự vụ về tính xác thực, và xin rút tác phẩm này khỏi phiên đấu giá, đồng thời sẽ tiến hành xác minh sau đó".

2.jpg
Bức sơn mài Nhà tranh gốc mít của Nguyễn Văn Tỵ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cung cấp).

Đây không phải là lần đầu tiên, những tác phẩm của các hoạ sĩ Việt Nam, đặc biệt là dòng tranh Đông Dương thời gian gần đây đang được ưa chuộng bị làm giả, nhái và được bán đấu giá trên các sàn đấu giá quốc tế.

Trước đó, hồi tháng 9/2019, Sotheby’s Hong Kong rút hai bức Lá thư (Tô Ngọc Vân) và Hai cô gái (Trần Văn Cẩn) khỏi phiên đấu giá vì bị cho là tranh giả. Bức Family Life (Đời sống gia đình) của Lê Phổ cũng bị giới chuyên môn nghi là tranh giả dù bán với giá 1.1 triệu USD.

Có thể thấy, những phản ánh kịp thời khi phát hiện ra những sự việc như thế này sẽ góp đảm bảo một môi trường mỹ thuật lành mạnh và nâng cao giá trị của tranh Việt trên trường quốc tế.

Họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ (1917-1992), tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 11. Ông là Tổng thư ký đầu tiên của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Năm 2000, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho các bức sơn mài: Nhà tranh gốc mít - 67x105cm (1958), Du kích Bắc Sơn- 86x121cm (1958), Bắc Nam một nhà - 86x56cm (1961).

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN