Săn đồ “second hand”: sự lựa chọn thông minh của giới trẻ
Để có được những bộ cánh vừa rẻ vừa độc, giới trẻ hiện nay đang rộ lên trào lưu tìm đến những cửa hàng đồ “second hand” thay vì tìm đến những shop thời trang đắt tiền.
Đồ “second hand”: Tại sao không?
Cô Phạm Thị Huyền (Ngọc Khánh - Ba Đình) khách mua hàng tại chợ Đông Tác chia sẻ: “Giá cả đắt đỏ vào shop mua tốn kém mà chưa chắc đã là hàng tốt. Cô hay ra đây lựa đồ, vừa rẻ chất vải lại tốt mặc thoải mái. Chỉ bỏ ra vài chục với chịu khó lựa chọn là có một cái áo ưng ý rồi”.
Tại Hà Nội, đồ “second hand” tập trung nhiều nhất ở các khu phố như Hàng Da, chợ Đông Tác, phố Phạm Ngọc Thạch, Đào Duy Anh và có 1 số khu nhỏ lẻ ở Khương Thượng, Thanh Xuân, Nghĩa Tân...
Săn đồ “second hand”: Cần chú ý những điều gì?
Đồ “second hand”: Tại sao không?
Thời tiết chuyển mùa, nhu cầu sắm quần áo cho mùa đông tăng cao. Trong thời kì mọi thứ đắt đỏ này, chi phí cho một chiếc áo, một chiếc quần đã tăng lên gấp đôi, đó là cơ hội cho đồ “second hand” lên ngôi.
Đồ “second hand” với đa dạng các chủng loại như quần áo, giầy dép, túi xách… có giá cả khá mềm. Thường thì áo len mỏng chỉ dao động trong khoảng 25.000 đến 75.000 và từ 120.000 đến 250.000 một chiếc áo khoác hay áo choàng dày dặn.
Đồ “second hand” với đa dạng các chủng loại như quần áo, giầy dép, túi xách… có giá cả khá mềm. Thường thì áo len mỏng chỉ dao động trong khoảng 25.000 đến 75.000 và từ 120.000 đến 250.000 một chiếc áo khoác hay áo choàng dày dặn.
Cô Phạm Thị Huyền (Ngọc Khánh - Ba Đình) khách mua hàng tại chợ Đông Tác chia sẻ: “Giá cả đắt đỏ vào shop mua tốn kém mà chưa chắc đã là hàng tốt. Cô hay ra đây lựa đồ, vừa rẻ chất vải lại tốt mặc thoải mái. Chỉ bỏ ra vài chục với chịu khó lựa chọn là có một cái áo ưng ý rồi”.
Tại Hà Nội, đồ “second hand” tập trung nhiều nhất ở các khu phố như Hàng Da, chợ Đông Tác, phố Phạm Ngọc Thạch, Đào Duy Anh và có 1 số khu nhỏ lẻ ở Khương Thượng, Thanh Xuân, Nghĩa Tân...
Một góc chợ Đông Tác
Đồ “second hand” thu hút khá đông khách hàng, từ các bạn sinh viên, học sinh đến công nhân viên chức và cả những thanh niên được coi là sành điệu. Đối với sinh viên, hàng hóa ở đây rất đa dạng và hợp với túi tiền eo hẹp. Còn đối với giới văn phòng và những thanh niên “sành điệu”, thì nơi đây là “kho” đồ độc với những món hàng có một không hai. Chính vì đồ rẻ, đẹp, độc nên các khu phố bán đồ second hand luôn hút đông khách.
Tại cửa hàng đồ cũ đối diện công viên Nghĩa Tân, bạn Hoàng Thùy Ninh, sinh viên Viện đại học mở Hà Nội đang chăm chú lựa những món đồ, không ngại ngần chia sẻ: “Cuối tuần rảnh là mình hay ra đây chọn quần áo, bây giờ vào shop hay ngay như ra chợ sinh viên thôi giá cũng đắt mà chỉ được mẫu mã chứ chất vải vài hôm là xù với gião ra hết. Quần áo ở đây không mốt nhưng mặc cực ổn luôn, vải tốt, đường may cũng đẹp giá lại rất mềm nữa. Thích hơn cả là chả bao giờ lo bị đụng hàng như mua ở chợ hay shop”.
Tại cửa hàng đồ cũ đối diện công viên Nghĩa Tân, bạn Hoàng Thùy Ninh, sinh viên Viện đại học mở Hà Nội đang chăm chú lựa những món đồ, không ngại ngần chia sẻ: “Cuối tuần rảnh là mình hay ra đây chọn quần áo, bây giờ vào shop hay ngay như ra chợ sinh viên thôi giá cũng đắt mà chỉ được mẫu mã chứ chất vải vài hôm là xù với gião ra hết. Quần áo ở đây không mốt nhưng mặc cực ổn luôn, vải tốt, đường may cũng đẹp giá lại rất mềm nữa. Thích hơn cả là chả bao giờ lo bị đụng hàng như mua ở chợ hay shop”.
Săn đồ “second hand”: Cần chú ý những điều gì?
Khi đi mua đồ, các bạn nên xem xét kĩ lưỡng món đồ định mua để tránh mua phải hàng bị lỗi. Và cũng nhớ mặc cả khi mua đồ vì người bán hàng thường nói thách với giá rất cao, thường thì chỉ mua với khoảng nửa giá mà chủ hàng đưa ra thôi.
Đồ “second hand” thường được đổ đống nên yếu tố quan trọng nhất là phải kiên trì mới mua được đồ đẹp. Các bạn đừng nhìn qua thấy đồ xấu mà đã nản chí. Chịu khó tìm bới 1 chút là có ngay những món đồ đẹp và đảm bảo độc luôn.
Không chỉ săn đồ “second hand” về xài mà rất nhiều bạn còn lấy buôn về bán ở các khu cổng trường đại học như khu Đại học quốc gia hoặc bán trên mạng cho những người có nhu cầu.
Khi mua hàng, tốt nhất nên đi mua vào buổi chiều vì buổi chiều chủ hàng họ cũng dễ tính hơn, chúng ta có thể thoải mái chọn lựa. Khi đi mua mà có thêm một vài người bạn làm “quân sư quạt mo” cho thì càng tốt, đồ mua về cần giặt trước khi dùng để đảm bảo vệ sinh nữa. Bạn nào nhanh miệng có thể hỏi chủ quán khi nào có hàng mới về, để lại số điện thoại khi có hàng mới, đảm bảo săn được toàn hàng chất lượng.
Trong tình trạng bão giá như hiện nay, xu hướng sử dụng đồ “second hand” đã trở nên rất phổ biến. Hãy lựa chọn là người mua sắm thông minh khi cập nhật ngay xu hướng săn đồ này các bạn nhé!
Đồ “second hand” thường được đổ đống nên yếu tố quan trọng nhất là phải kiên trì mới mua được đồ đẹp. Các bạn đừng nhìn qua thấy đồ xấu mà đã nản chí. Chịu khó tìm bới 1 chút là có ngay những món đồ đẹp và đảm bảo độc luôn.
Khách mua hàng rất đông đúc tại khu bán đồ cũ tại Nghĩa Tân
Không chỉ săn đồ “second hand” về xài mà rất nhiều bạn còn lấy buôn về bán ở các khu cổng trường đại học như khu Đại học quốc gia hoặc bán trên mạng cho những người có nhu cầu.
Khi mua hàng, tốt nhất nên đi mua vào buổi chiều vì buổi chiều chủ hàng họ cũng dễ tính hơn, chúng ta có thể thoải mái chọn lựa. Khi đi mua mà có thêm một vài người bạn làm “quân sư quạt mo” cho thì càng tốt, đồ mua về cần giặt trước khi dùng để đảm bảo vệ sinh nữa. Bạn nào nhanh miệng có thể hỏi chủ quán khi nào có hàng mới về, để lại số điện thoại khi có hàng mới, đảm bảo săn được toàn hàng chất lượng.
Trong tình trạng bão giá như hiện nay, xu hướng sử dụng đồ “second hand” đã trở nên rất phổ biến. Hãy lựa chọn là người mua sắm thông minh khi cập nhật ngay xu hướng săn đồ này các bạn nhé!
Bùi Thị Thanh Tân
Lớp Phát thanh K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Phát thanh K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận