Sinh viên bỏ học đi làm giàu
(Sóng Trẻ) - Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, nhiều người ngán ngẩm cầm chiếc bằng đại học trên tay mà không có việc làm. Nhìn các tấm gương phía trước, nhiều sinh viên đã quyết định bỏ trường, xa lớp để thực hiện giấc mơ làm giàu, làm kinh tế của mình. Liệu làm giàu có giống như … mơ?
Không bằng đại học vẫn thành công
Hiện nay, có những người giàu nhất thế giới như Bill gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg… mà đều chưa từng có tấm bằng đại học trên tay. Hoặc cũng có nhiều doanh nghiệp thành công khi giám đốc của công ty đó không hề có bằng cấp. Nhiều sinh viên lấy đó như là những “tấm gương” cho hành động “táo bạo” của mình. Họ cho rằng: “Không có bằng đại học vẫn có thể làm giàu và thành công được”.
Bạn Hoàng Minh Thùy, sinh viên Đại học Mở chia sẻ: “Sắp tới mình định bảo lưu hồ sơ kết quả lại, mình và một số người bạn có kế hoạch lập một kế hoạch kinh doanh về bán nhân vật trong game. Mình có quen một số game thủ có tiếng. Mình chắc chắn là kế hoạch của mình sẽ thành công.”
Năng động cùng với sự đam mê, nhiều sinh viên có không ít các lí do để thôi thúc việc tập tành bươn trải với cuộc sống, muốn kiếm tiền bằng chính đôi tay của mình.
Như trường hợp của Hà Thanh Thủy, là sinh viên tốt nghiệp báo chí nhưng đi bán trà đá với lương “khủng”. Dù đã tốt nghiệp và tìm được công việc phù hợp với nghề nhưng với mức lương eo hẹp, cô nảy ra ý định bán trà đá và đến nay cũng đã thu được lợi nhuận khá cao từ công việc này. Nhiều người nhìn vào đó mà tiếc thay cho tấm bằng đại học.
Bạn Ngọc Ánh, từng là sinh viên đại học Phương Đông, nay đã thành công với nghề kinh doanh hoa chia sẻ: “Mình đã từng học phương Đông, mình học hết năm thứ hai thì thấy không phù hợp với nghề, ra chưa chắc đã xin được việc. Mình vốn lại là người yêu thích hoa và biết chút ít về trang trí hoa. Lúc đầu mình xin bố mẹ cho mở một cửa hàng nhỏ. Thật may là càng ngày cửa hàng càng đông khách đến nay mình cũng đã có 5 cơ sở kinh doanh hoa”.
Vỡ mộng
Phác thảo giấc mơ làm giàu thì dễ nhưng để thành công thì không đơn giản chút nào. Nhiều sinh viên đã lầm tưởng và tự sa lầy vào kế hoạch của mình.
Không may mắn như Ánh, bạn Lê My thấy rất ân hận về việc từng bỏ đại học để đi làm kinh tế tâm sự: “Trước đây, nhìn các bạn kiếm tiền dễ, thế là mình cũng quyết định nghỉ học đi kinh doanh quần áo. Thời gian đầu, hàng mình nhập về lần nào cũng hết sạch nhưng càng về sau mẫu mã càng đa dạng, có rất nhiều cơ sở bán quần áo khác. Hàng ngày càng ê ẩm. Lợi nhận giảm. Mình thấy ân hận vì lúc trước nông nổi bỏ học làm giờ sự nghiệp thì dang dở”.
Khi giao lưu với sinh viên trong Việt Nam, chính Bill Gates cũng đã nói: “ Những công việc tốt ngày nay đòi hỏi bạn phải có bằng đại học không phải ai cũng có đủ tài để bỏ học rồi thành công trên con đường sự nghiệp.” Đó là lời cảnh báo đối với những bạn trẻ coi ông là hình tượng để bỏ học theo mà không phải vì đam mê của họ. Bỏ học đại học giống như đầu tư mạo hiểm vậy. Có thể có những cái ta không biết rõ nhưng không thể nào là một việc làm thiếu suy nghĩ.
Ở Mỹ một đất nước tự do, dân chủ, chuyện bỏ học đại học là chuyện nhỏ với người Mỹ. Nhưng đối với một đất nước coi trọng việc bằng cấp như ở Việt Nam thì việc bỏ học giữa chừng sẽ không được mọi người đón nhận và trở thành tấm gương xấu cho mọi người.
Bill Gates đã bỏ học giữa chừng để theo đuổi ước mơ của mình và sự thật đã chứng minh ông đã thành công khi trở thành một trong những tỉ phú giàu nhất thế giới. Các bạn sinh viên lấy đó để biện minh cho việc bỏ học theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng các bạn có ý thức được rằng trên thế giới số người thành công như vậy là rất ít, họ được coi là đặc biệt. Liệu bạn có tự tin mình là người đặc biệt hay không?
Có câu “ con đường nào cũng về La Mã” nhưng con đường riêng khác biệt sẽ có rất nhiều rủi ro và ai biết được bạn có về được La Mã hay không. Đi còn đường chung mọi người vẫn đi sẽ là con đường an toàn cho bạn trên con đường sự nghiệp. Hơn ai hết người Việt Nam hiểu rằng tấm bằng đại học ở Việt Nam là rất quan trọng.
Không bằng đại học vẫn thành công
Hiện nay, có những người giàu nhất thế giới như Bill gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg… mà đều chưa từng có tấm bằng đại học trên tay. Hoặc cũng có nhiều doanh nghiệp thành công khi giám đốc của công ty đó không hề có bằng cấp. Nhiều sinh viên lấy đó như là những “tấm gương” cho hành động “táo bạo” của mình. Họ cho rằng: “Không có bằng đại học vẫn có thể làm giàu và thành công được”.
Bill Gate – Không bằng đại học vẫn thành công
(Nguồn: Internet)
Bạn Hoàng Minh Thùy, sinh viên Đại học Mở chia sẻ: “Sắp tới mình định bảo lưu hồ sơ kết quả lại, mình và một số người bạn có kế hoạch lập một kế hoạch kinh doanh về bán nhân vật trong game. Mình có quen một số game thủ có tiếng. Mình chắc chắn là kế hoạch của mình sẽ thành công.”
Năng động cùng với sự đam mê, nhiều sinh viên có không ít các lí do để thôi thúc việc tập tành bươn trải với cuộc sống, muốn kiếm tiền bằng chính đôi tay của mình.
Như trường hợp của Hà Thanh Thủy, là sinh viên tốt nghiệp báo chí nhưng đi bán trà đá với lương “khủng”. Dù đã tốt nghiệp và tìm được công việc phù hợp với nghề nhưng với mức lương eo hẹp, cô nảy ra ý định bán trà đá và đến nay cũng đã thu được lợi nhuận khá cao từ công việc này. Nhiều người nhìn vào đó mà tiếc thay cho tấm bằng đại học.
Bạn Ngọc Ánh, từng là sinh viên đại học Phương Đông, nay đã thành công với nghề kinh doanh hoa chia sẻ: “Mình đã từng học phương Đông, mình học hết năm thứ hai thì thấy không phù hợp với nghề, ra chưa chắc đã xin được việc. Mình vốn lại là người yêu thích hoa và biết chút ít về trang trí hoa. Lúc đầu mình xin bố mẹ cho mở một cửa hàng nhỏ. Thật may là càng ngày cửa hàng càng đông khách đến nay mình cũng đã có 5 cơ sở kinh doanh hoa”.
Vỡ mộng
Phác thảo giấc mơ làm giàu thì dễ nhưng để thành công thì không đơn giản chút nào. Nhiều sinh viên đã lầm tưởng và tự sa lầy vào kế hoạch của mình.
Không may mắn như Ánh, bạn Lê My thấy rất ân hận về việc từng bỏ đại học để đi làm kinh tế tâm sự: “Trước đây, nhìn các bạn kiếm tiền dễ, thế là mình cũng quyết định nghỉ học đi kinh doanh quần áo. Thời gian đầu, hàng mình nhập về lần nào cũng hết sạch nhưng càng về sau mẫu mã càng đa dạng, có rất nhiều cơ sở bán quần áo khác. Hàng ngày càng ê ẩm. Lợi nhận giảm. Mình thấy ân hận vì lúc trước nông nổi bỏ học làm giờ sự nghiệp thì dang dở”.
Sinh viên lao đao tìm việc khác
Khi giao lưu với sinh viên trong Việt Nam, chính Bill Gates cũng đã nói: “ Những công việc tốt ngày nay đòi hỏi bạn phải có bằng đại học không phải ai cũng có đủ tài để bỏ học rồi thành công trên con đường sự nghiệp.” Đó là lời cảnh báo đối với những bạn trẻ coi ông là hình tượng để bỏ học theo mà không phải vì đam mê của họ. Bỏ học đại học giống như đầu tư mạo hiểm vậy. Có thể có những cái ta không biết rõ nhưng không thể nào là một việc làm thiếu suy nghĩ.
Ở Mỹ một đất nước tự do, dân chủ, chuyện bỏ học đại học là chuyện nhỏ với người Mỹ. Nhưng đối với một đất nước coi trọng việc bằng cấp như ở Việt Nam thì việc bỏ học giữa chừng sẽ không được mọi người đón nhận và trở thành tấm gương xấu cho mọi người.
Bill Gates đã bỏ học giữa chừng để theo đuổi ước mơ của mình và sự thật đã chứng minh ông đã thành công khi trở thành một trong những tỉ phú giàu nhất thế giới. Các bạn sinh viên lấy đó để biện minh cho việc bỏ học theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng các bạn có ý thức được rằng trên thế giới số người thành công như vậy là rất ít, họ được coi là đặc biệt. Liệu bạn có tự tin mình là người đặc biệt hay không?
Có câu “ con đường nào cũng về La Mã” nhưng con đường riêng khác biệt sẽ có rất nhiều rủi ro và ai biết được bạn có về được La Mã hay không. Đi còn đường chung mọi người vẫn đi sẽ là con đường an toàn cho bạn trên con đường sự nghiệp. Hơn ai hết người Việt Nam hiểu rằng tấm bằng đại học ở Việt Nam là rất quan trọng.
Bình- Kim Bông- Thanh- M. Phương- Đào Huyền
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Cùng chuyên mục
Bình luận