Sinh viên chao đảo vì tiền trọ mùa dịch

(Sóng trẻ) - Do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, hơn nửa năm nay, nhiều sinh viên vẫn phải trả tiền phòng trọ trong khi bản thân đang sống ở quê.

Không ai nghĩ rằng kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 lại kéo dài cho đến tận bây giờ. Nhiều sinh viên đã trở về quê với mục đích nghỉ lễ 3 – 4 ngày rồi trở lại trường học. Nhưng dịch Covid bùng phát, việc quay trở lại trường học lúc bấy giờ đã tạm hoãn. Do đồ đạc vẫn còn nhiều ở phòng trọ và thời hạn hợp đồng, nhiều sinh viên vẫn phải đóng tiền trọ lên đến hàng chục triệu đồng dù không ở.

img_3947.jpg
Hành lý, ba lô sinh viên ngổn ngang

Bạn Nguyễn Thị Huyền Trang (Đại học Giao thông vận tải) chia sẻ: “Mình về quê đến nay cũng được 6 tháng rồi, nhưng vẫn đóng tiền trọ đều đặn mỗi tháng. 2 triệu/tháng là số tiền mình phải đóng, 6 tháng trôi qua ở quê sinh sống với bố mẹ nhưng mất đến 12 triệu đồng đóng tiền trọ không ai ở. Với tình hình dịch thế này mình cũng không biết bao giờ mới được quay trở lại trường học và phải đóng không tiền nhà đến bao giờ nữa.”

Đồng cảnh ngộ với Trang, Trần Thu Hằng (Cao đẳng Y dược) lại dơi vào tình huống “dở khóc, dở cười”. Đến tháng 10 là hợp đồng thuê nhà hết hạn, nhưng ở quê bạn lại phong tỏa vì dịch không thể lên Hà Nội để trả phòng được. Cô bạn có xin chủ trọ thêm thời gian và trả thêm tiền trọ nhưng không nhận được sự đồng ý. Thậm chí, chủ trọ còn dọn hết đồ đạc của Hằng ra ngoài để cho người khác thuê.

img_3946.JPG
Không thể lên Hà Nội trả phòng, Hằng bị chủ trọ dọn đồ ra ngoài.

“Mình lo lắng khi chủ trọ thông báo hết hạn thuê nhà, nhưng không thể làm gì khi ở quê mình cũng đang có dịch không thể đi đâu. Khi biết đồ của mình bị dọn ra ngoài càng lo lắng hơn, nhờ hết bạn bè, người quen đến chuyển đồ hộ. Họ đồng ý chuyển đồ hộ, mình biết ơn lắm. Mong dịch có thể sớm 'hạ nhiệt' để mình xuống dọn đồ và mang đi gửi"

Trần Văn Tiến (Đại học Giao thông vận tải) không về quê nghỉ lễ mà lựa chọn ở lại đi làm thêm. Vì muốn giúp đỡ bố mẹ một phần nuôi mình ăn học, Tiến tranh thủ những ngày nghỉ, ngày lễ đi làm thêm có thêm tiền tiêu vặt.

“Mình ở lại đi làm thêm nhưng không ngờ dịch bùng phát, Hà Nội phong tỏa hết, tất cả người dân ở trong nhà không ra ngoài đường. Chỗ làm đóng cửa, 2-3 đứa ở trong căn phòng hơn chục mét vuông mấy tuần trời. Ăn tiêu dần hết rồi cũng đến hạn đóng tiền nhà, chúng mình xin giảm tiền nhà nhưng chủ nhà không đồng ý vì đấy cũng là nguồn thu nhập chính của họ. Không còn cách giải quyết nào khác nên đành phải gọi về gia đình xin thêm tiền. Không ai muốn gọi về nhà lúc đấy để xin tiền cả vì thêm sự lo lắng cho bố mẹ khi mình sống trong vùng dịch không đủ ăn, đủ mặc”.

Bên cạnh những tình huống éo le kể trên, cũng có không ít trường hợp sinh viên nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thời điểm dịch bệnh, nhiều người dân trên cả nước đã có những nghĩa cử cao đẹp như ủng hộ giúp đỡ những gia đình khó khăn, tặng khẩu trang, nước rửa tay, đồ ăn miễn phí hay giảm giá tiền thuê trọ. Với nhiều bạn sinh viên dù giảm 100-200 nghìn đồng thuê nhà cũng là điều đáng vui mừng.

Bạn Nguyễn Văn Hiệp (Đại học Kinh doanh và Công nghệ) chia sẻ: “Mình cảm thấy may mắn hơn với những bạn đồng trang lứa vì chủ nhà đã giảm 500 nghìn đồng mỗi tháng. Với số tiền đó phần nào giúp được việc ăn uống của mình không còn bữa no bữa đói nữa. Thi thoảng bác chủ nhà còn cho mì tôm, trứng và rau, bác còn thường xuyên hỏi thăm mọi người có thiếu thốn gì không. Xa gia đình mà gặp được bác chủ nhà như này thật là hạnh phúc, đây như là ngôi nhà thứ hai của mình".

Trước đó Hà Nội kêu gọi, vận động các chủ nhà trọ giảm tiền thuê nhà cho người dân khó khăn vì dịch Covid-19. Tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm đã có hơm một trăm chủ nhà trọ thực hiện miễn giảm tiền nhà. Phường Phúc Xá, quận Ba Đình cũng kêu gọi và đề nghị các gia đình có nhà trọ đang cho người lao động thuê trên địa bàn có phương án hỗ trợ người thuê bằng cách giảm tiền thuê trọ.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN