Sinh viên trốn học đi đâu?

(Sóng Trẻ) - Nói đến sinh viên, chúng ta thường nghĩ đến công việc học hành, đó là nhiệm vụ chính của họ. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều sinh viên “ trốn” những giờ học trên giảng đường để chạy theo những mục đích riêng.

Trốn tiết đi uống trà đá, đánh điện tử

Trốn tiết đi uống trà đá đã thành thông lệ của nhiều bạn nam và cả một số bạn nữ ở các trường đại học. Họ thường trốn tiết vào những buổi học của thầy cô dễ tính, hoặc của các môn triết, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học …mà họ cho là khó, khô.

Bạn Thanh An (khoa Luật kinh tế, ĐH Luật) cho biết: “Bản thân các môn ấy đã khô rồi, các thầy lại cứ đọc cho chép cả buổi, chúng tôi vừa thấy chán lại buồn ngủ, thế là phải trốn tiết ra nài uống trà đá”.

Để trốn tiết nhiều bạn sinh viên còn có cả thủ thuật. Họ không trốn từ đầu đến cuối buổi học, họ cũng không ra nài cùng một lúc mà cứ người này ra thì người kia vào. Như vậy thầy cô sẽ khó phát hiện ra khi có lớp đông đến hàng trăm sinh viên.

Lí thuyết là như vậy nhưng không phải không có “tai nạn” xảy ra. Nhiều thầy tiết nào cũng điểm danh, hoặc điểm danh bất chợt và thế là sổ đầu bài lại không còn đất trống để ghi.

Một số bạn liều mạng hơn còn bỏ học cả buổi để ra quán đánh điện tử, đến khi lớp làm bài kiểm tra học trình nhận được tin nhắn của bạn chạy thục mạng về mà vẫn không kịp. Thế là thêm một môn không được thi!

Trốn học …đi làm thêm

“Là sinh viên năm thứ 4, chỉ mấy tháng nữa là ra trường, vì vậy tôi đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm và có tiền chi tiêu thêm. Đôi khi công việc ở chỗ làm nhiều quá tôi phải nghỉ học thôi chứ biết làm sao bây giờ”. Đó là những lời tâm sự của Ngọc Thắng, sinh viên khoa Tài chính doanh nghiệp (Học viện Tài chính).

 Chuyện sinh viên đi làm thêm không còn là hiếm và cũng có muôn vàn mục đích. Nài việc học hỏi kinh nghiệm, nhiều bạn còn phải đi làm thêm để có tiền trang trải cuốc sống. Nhưng trốn học để đi làm thêm là điều khó có thể chấp nhận được.

Nhiều bạn vì mải mê với công việc làm thêm mà quên mất mục đích chính là học tập. Và hệ quả tất yếu đã xảy ra, nhiều bạn không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp và ra trường mà vẫn chưa có bằng.

Bạn Quang Thành, cựu sinh viên Khoa triết (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) tâm sự: “Hồi sinh viên tôi mải mê làm thêm quá mà không chăm lo gì đến học hành nên đã từng không được thi tốt nghiệp một năm vì không trả nợ hết được các môn. Bây giờ khi đi làm rồi  tôi mới thấy quý những kiến thức học được ở trường.”

Trốn học ở nhà đánh bạc

“Mày chốt Q à, thế thì chết rồi em ơi, he he thơm phức”, “đen thế, đổi chỗ đi anh Hà ơi, ngồi dưới tay ông Nam đen lắm, em mất 300 rồi”. Những câu kiểu như thế này xuất hiện ngày càng nhiều trong các KTX sinh viên của các trường đại học, đặc biệt là những trường có nhiều sinh viên nam. Nhiều khi họ đánh bạc thâu đêm suốt sáng, sát phạt nhau từng tí một. Không ai có thể được mãi, hôm nay người này được thì ngày mai người kia được, cuối cùng chỉ có các hàng quán là được lời từ những cuộc sát phạt này thôi.

Nguy hiểm hơn, có những bạn sinh viên thua bạc phải cắm cả thẻ sinh viên, điện thoại, xe máy...rồi ăn cắp đồ đạc của sinh viên khác. Có bạn bị nhà trường phát hiện và đuổi học.

Bạn Ngô Trí Hùng (Đại học Công nghiệp) tâm sự: “Có lần tôi trốn học 2 ngày liền để  đánh bạc. Khi thua hết sạch tiền, tôi đành cắm thẻ sinh viên  để có tiền đánh tiếp và lại thua. Đến ngày hẹn tôi không có đủ tiền trả thế là họ đưa vào trường, cũng may bố mẹ tôi lên kịp trả nợ cho tôi, không thì bây giờ tôi bị đuổi học rồi”.

Bạn Hùng rất may vì bố mẹ lên kịp, nhưng những người khác bố mẹ không biết hay không có tiền thì sao? Hậu quả của nó sẽ rất lớn, ảnh hưởng đến tương lai của cả một đời người.

Có rất nhiều, rất nhiêu lí do được các bạn đưa ra để biện minh cho việc trốn học của mình như: mệt quá ngủ quên,chưa làm bài tập… nhưng tất cả các lí do đó đều không chấp nhận được. Nó cho thấy sự lơ đãng, thiếu nghiêm túc trong học tập của một bộ phận sinh viên hiện nay.

Đặng Thanh Tùng

Lớp Phát thanh K.26

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật5 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN