Slaza – Nghệ thuật sáng tạo không giới hạ
(Sóng Trẻ) - Chắc hắn chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường ai cũng đã quen với những họa tiết hoa văn đối xứng, những hình vẽ khuôn mẫu được chép lại. Nhưng ít ai biết rằng đó mới chỉ là 1 bước trong phương pháp vẽ mĩ thuật Slaza - một loại hình nghệ thuật cho phép người vẽ thỏa sức thể hiện trí tưởng tượng của mình.
Slaza xuất hiện ở Việt Nam cách đây không lâu nhưng đã nhận được sự quan tâm của một bộ phận giới trẻ bởi tính mới mẻ và sáng tạo của nó. Slaza không giới hạn về trí tuệ, không gian và cả thời gian. Đây là môn nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển của sáng tạo không giới hạn độ tuổi ( từ 4 tuổi đến 80 tuổi).
Những người mới sẽ tiếp xúc với Slaza sẽ được trải nghiệm một phương pháp vẽ mới giúp họ dần thoát ra khỏi khuôn khổ của những hình vẽ thông thường. Đây là hoạt động mang tính tập thể và tương tác cao. Bởi mỗi người vẽ đều có thể thỏa sức vẽ những hình vẽ mà mình có thể tưởng tượng ra trên một tờ giấy được chia tỉ lệ bằng nhau. Hoạt động này có thể ứng dụng thành trò chơi có hiệu quả rất cao khi chơi với nhóm, hoạt động lớp học hoặc chơi trong gia đình để kích thích sự sáng tạo của mọi người.
Slaza Zen là quá trình người vẽ bắt đầu bằng những nét cơ bản lặp lại chúng và sau đó là sáng tạo ra thêm những họa tiết khác nhau. Slaza Zen cũng giúp người vẽ sáng tạo ra nhiều họa tiết hình khối chỉ bằng hai đường cơ bản là đường cong và đường thẳng. Ba bước quan trọng nhất của Slaza Zen là : Khởi đầu, lặp lại, sáng tạo. Với phương pháp vẽ này chúng ta có thể bắt đầu ở những nét cơ bản giống nhau nhưng lại có thể tạo ra hàng nghìn bức tranh khác nhau vì sự sáng tạo của mỗi người là không giới hạn.
Slaza Zen.
Ở Việt Nam, Thạc sĩ Hoàng Sơn Công và Họa sĩ Toàn Tuấn Linh là những người đang cố gắng hết sức để đưa loại hình nghệ thuật này đến với công chúng. Các anh thường xuyên tổ chức những buổi học miễn phí dạy phương pháp vẽ Salza và không giới hạn đối tượng cũng như độ tuổi. Ngày 2/9, tại công viên Nghĩa Đô đã diễn ra sự kiện “Slaza- Trở thành họa sĩ chỉ sau một tiếng”
Thầy Hoàng Sơn Công.
Theo bạn Nguyễn Trường Sinh – Thành viên ban tổ chức sự kiện chia sẻ: “Trước khi được học môn này, mình đã có chút kiến thức về mĩ thuật và có một số giải thưởng cuộc thi Mĩ thuật, sáng tạo Lo. Nhưng mình chưa bao giờ được biết đến một môn học phá cách và sáng tạo như thế”. Và chính Trường Sinh cũng là người đưa ra ý tưởng về búp bê Slaza. Điều này không chỉ thỏa mãn đam mê mà còn đem lại cho Trường Sinh một nguồn thu nhập thêm từ đam mê đó.
Búp bê Slaza.
Không chỉ vậy, môn vẽ này còn giúp ích cho rất nhiều bạn sinh viên đang theo học ở các ngôi trường đại học về nghệ thuật. Bạn Phạm Thị Thu Hiền ở trường Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cho biết: “Sau khi tham gia buổi học này mình được học thêm những kiến thức bổ ích cho công việc sau này. Nó giúp mình trong chuyên ngành đang theo học thông qua việc sáng tạo họa tiết hoa văn vẽ trên nên vải.”
Nài ra, Slaza còn có thể ứng dụng trong khi tổ chức trò chơi giải trí, trang trí đồ vật trên nhiều chất liệu như vải, gỗ, gốm, sứ,... làm quà tặng hoặc kinh doanh.
Hiện nay phương pháp vẽ Slaza chỉ mới được áp dụng ở trường trong trường Mầm non Sao Tuổi Thơ với mong muốn kích thích sự sáng tạo, tăng khả năng tư duy và sự tương tác giữa giáo viên với trẻ. Tuy nhiên, trong tương lai, đây rất có thể sẽ trở thành bộ môn được áp dụng rộng rãi không chỉ trong nhà trường mà còn trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống. Bởi cuộc sống luôn cần sự sáng tạo mà Slaza chính là nghệ thuật sáng tạo không giới hạn!
Nguyễn Thị Mai Anh
Truyền hình K31 A1
Cùng chuyên mục
Bình luận