Sự cố gắng của mỗi sinh viên cũng là một yếu tố quan trọng

(Sóng Trẻ) - Tạp chí Người làm báo số tháng 10/2008 đăng bài "Để sinh viên báo chí có thể tác nghiệp được ngay", TS, Nguyễn Trí Nhiệm, Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có đề cập đến bốn yếu tố: cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy (giảng viên và nhà báo giỏi), giáo trình và sự hợp tác của các cơ quan báo chí. Tôi còn cho rằng: sự cố gắng của mỗi sinh viên cũng là một yếu tố quan trọng…

 

Bởi lẽ, bốn yếu tố kể trên cũng chỉ nhằm giúp cho đối tượng chính là những sinh viên báo chí - nhà báo tương lai không phải bỡ ngỡ sau bốn năm được đào tạo bài bản trong nhà trường.   

Hiện nay, Khoa Phát thanh và Truyền hình (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có ba môi trường để sinh viên được rèn nghề thường xuyên. Đó là chương trình phát thanh nội bộ “Tiếng nói trẻ”,chương trình truyền hình STV và gần đây là sự ra đời của trang tin điện tửsongtre.vn. Cả ba loại hình báo chí này đều được sinh viên các chuyên ngành báo phát thanh, báo hình và báo mạng điện tử nhiệt tình tham gia.   

Việc tham gia sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình không chỉ giúp cho sinh viên kết hợp "học với hành", sáng tạo được những tác phẩm mang đặc trưng chuyên ngành mình học. Bên cạnh đó, họ được tiếp cận với phương tiện kỹ thuật như máy ghi âm, máy quay phim trong quá trình tác nghiệp và dàn dựng chương trình. Những khái niệm như "phần mềm Cool Edit", "cắt gọt âm thanh", "dựng hình", "lồng tiếng"...  đã không còn xa lạ với cả sinh viên năm thứ nhất. Nhiều bạn đã làm việc này một cách thành thạo. Bằng chứng là trong thời gian thực tập của sinh viên năm thứ ba hồi tháng 6 vừa qua, nhiều bạn đã tự tổ chức đi viết bài, quay  phim, sửa âm thanh và mang tác phẩm hoàn chỉnh của  mình lên nộp cho Ban biên tập để duyệt bài và cũng rất nhiều bài đã được chọn sử dụng.  

Bên cạnh đó, việc thường xuyên viết bài cộng tác với các cơ quan báo, đài cũng giúp cho sinh viên khoa Phát thanh - Truyền hình nói riêng, sinh viên báo chí nói chung rèn cách viết, dần dần nâng cao "tay bút" của mình. Nhiều sinh viên trong khoa tham gia cộng tác với các chương trình truyền hình, có người đã trở thành gương mặt quen thuộc với khán giả màn  ảnh nhỏ.

Việc tham gia cộng tác này đã giúp sinh viên làm quen dần và biết cách thức tổ chức chương trình của đài. Họ được làm trong một êkip với nhịp độ công việc khẩn trương. Điều này đã rèn cho họ tác phong làm việc của một nhà báo truyền hình thực thụ. Tất nhiên, khi ra trường và đi làm, họ sẽ không còn bỡ ngỡ và có thể nhanh chóng thich ứng với công việc chuyên môn của mình. Rõ ràng, cái “được” của việc tích cực tham gia các hoạt động viết bài, trở thành cộng tác viên cho các đài phát thanh, đài truyền hình của sinh viên là không nhỏ và có thể nhận ra ngay.  

Tuy nhiên, bên cạnh những sinh viên thường xuyên tham gia sản xuất các chương trình cũng như viết bài cộng tác với các cơ quan báo đài,  nhiều sinh viên đã học tới năm thứ ba, thậm chí là thứ tư rồi mà vẫn "án binh bất động", không một lần tham gia vào các chương trình phát thanh nội bộ, không một bài đăng báo hay phát sóng. Thậm chí có người còn không có ý niệm sẽ viết bài cộng tác (nại trừ khi làm bài thi học phần mà giảng viên yêu cầu phải nộp sản phẩm). Chính vì thế mà cũng trong đợt thực tập vừa qua, một số sinh viên không thể thích ứng ngay với công việc khi về tại các cơ quan báo chí. Họ không biết cách viết một tác phẩm phát thanh như thế nào chứ chưa nói gì đến việc thực hiện các thao tác kỹ thuật để chỉnh sửa bài viết của mình.  

Người ta đã nói nhiều đến việc rất nhiều toà soạn báo, đài phát thanh và đài truyền hình sau khi tuyển phóng viên đã phải đào tạo lại. Việc làm này vừa tốn thời gian, tiền của và không phải sẽ mang lại hiệu quả tức thời. Muốn rút ngắn khoảng các giữa lý luận đến thực tiễn trong đào tạo báo chí hiện nay, bên cạnh việc cải tiến giáo trình, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, trang bị cơ sở vật chất ký thuật cho các khoa chuyên ngành báo chí, tăng cường mối hợp tác giữa khoa báo chí với các cơ quan báo, đài thì sự năng nổ, tích cực tham gia cộng tác, nhất là ý thức tự rèn nghề của sinh viên cũng rất quan trọng.  

                                                                                              Vũ Thị Thanh Thủy

Lớp Phát thanh 25

 Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN