Trình diễn ẩm thực các dân tộc Tây Bắc
(Sóng trẻ) - Chiều ngày 21/4, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), các cộng đồng dân tộc Tây Bắc tổ chức cuộc thi trình diễn ẩm thực và giới thiệu tới du khách những món ăn đặc trưng của dân tộc mình.
Chương trình “Trình diễn ẩm thực các dân tộc Tây Bắc” nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2018 do Bộ Văn hóa – Thể Thao và Du lịch và Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Tham gia chương trình có sáu cộng đồng: đồng bào dân tộc Mường (Hòa Bình), đồng bào dân tộc Tày (Thái Nguyên), đồng bào dân tộc Mông (Hà Giang), đồng bào dân tộc Dao (Ba Vì, Hà Nội), đồng bào dân tộc Khơ Mú (Điện Biên) và đồng bào dân tộc Thái (Sơn La). Nài ra, còn có sự giao lưu văn hóa của đồng bào dân tộc Thái đến từ Tây Nghệ An cùng đông đảo du khách.
Đồng bào dân tộc Thái (Tây Nghệ An) giao lưu văn nghệ với các cộng đồng dân tộc Tây Bắc
Mỗi cộng đồng có một tiếng để chuẩn bị mâm cỗ trưng bày trong mâm cơm chung “Đoàn kết”. Các mâm cỗ được chấm theo thang điểm 10 với các tiêu chí: mâm cỗ đảm bảo tính truyền thống, tươi nn (3 điểm); hình thức sắp xếp mâm cỗ đẹp, trang trí thu hút (3 điểm); thuyết minh (4 điểm).
Đến với chương trình, các cộng đồng chuẩn bị rất chu, những nguyên liệu được bà con lấy từ chính quê hương, làng bản mình, và hoàn toàn được chế biến theo truyền thống. Mỗi món ăn chứa đựng tình cảm, hương vị của vùng miền, chứa đựng tình yêu quê hương, và gửi gắm vào đó là nhân sinh quan trong cộng đồng mỗi dân tộc phía Bắc.
Sau khoảng một tiếng chuẩn bị, toàn bộ sắc màu văn hóa của các dân tộc Tây Bắc hội tụ tại mâm cơm chung “Đoàn kết”. Du khách đến đây có cơ hội trải nghiệm, thưởng thức những món ăn đặc trưng của từng cộng đồng dân tộc.
Mâm cơm “Đoàn kết”
Mâm cỗ của Làng dân tộc Dao với thịt gà, thịt lợn luộc và nướng, cá, rau chua, rượu, bánh giầy
Đại diện làng dân tộc Dao, ông Lý Văn Huyện cho biết bánh giầy là loại bánh đặc biệt được làm từ gạo nếp và gấc, dùng trong ngày tết, thanh minh. Khi thưởng thức mâm cỗ, gan (gà, lợn) sẽ ưu tiên cho khách và người lớn tuổi. Vì người Dao quan niệm nếu ăn trong mâm cỗ không có miếng gan (gà, lợn) đầu tiên thì mâm cỗ đó không nn.
Mâm cỗ của Làng dân tộc Thái được trình bày đẹp mắt với xôi ngũ sắc nhuộm màu từ lá cây, thịt hun khói, rượu mận Mộc Châu, chẳm chéo
Mâm cỗ của Làng dân tộc Mường có món đặc trưng là thịt gà măng chua hạt dổi, cá nướng đồ, chả cuốn lá bưởi, bánh ốc, cơm lam nướng
Mâm cỗ của Làng dân tộc Tày gồm có xôi bảy màu, đỗ luộc, cá chép chiên, nộm hoa chuối, trứng rán, nem rán, rượu men lá, quả vả nấu với giò heo. Điểm nhấn trong mâm cỗ này là một lọ hoa: Cây vạn tuế tượng trưng cho ông bà, những bông hoa xung quanh tượng trưng cho các con cháu quây quần bên ông bà, thể hiện một gia đình ấm áp và hạnh phúc.
Mâm cỗ của Làng dân tộc Khơ Mú có xôi ba màu (trắng, tím, vàng) đựng trong ép, thịt lợn mán nướng bằng ống tre, thịt lợn nướng bó lá chuối, thịt gà nướng với mật ong, cháo
Mâm cỗ của Làng dân tộc Mông với món ăn hằng ngày là mèn mén (cơm ngô), tậu chua, thắng cố và rượu ngô men lá
Với hình thức trình bày đặc sắc, mâm cỗ của đồng bào dân tộc Thái (Sơn La) đã giành được giải “Mâm cỗ trình bày ấn tượng nhất”. Giải “Mâm cỗ nn nhất” thuộc về đồng bào dân tộc Mường (Hòa Bình) và Tày (Thái Nguyên). Làng dân tộc Khơ Mú (Điện Biên) giành giải khán giả bình chọn.
Kết thúc chương trình, các cộng đồng dân tộc Tây Bắc đã mời du khách thưởng thức những món ăn đặc trưng của dân tộc mình.
Vũ Hảo
Cùng chuyên mục
Bình luận