Tác động của các phương tiện truyền thông đối với công chúng

(Sóng Trẻ) - Những kiến thức về phương tiện truyền thông kỹ thuật số được chia sẻ, ảnh hưởng như thế nào tới những gì chúng ta biết và cách thức chúng ta biết? Những người viết và những người kiểm soát nội dung các câu chuyện sẽ xử sự ra sao khi bất kỳ ai cũng có thể là nhà báo, là nhà xuất bản hay là người lưu trữ thông tin? Đâu là những tác động đối với xã hội toàn cầu của chúng ta?

Những câu hỏi này chính là trung tâm của “We Media” - một cụm từ mà Trung tâm Truyền thông đã nghĩ ra cách đây bốn năm để mô tả hiện tượng đang xuất hiện là khả năng tiếp cận mang tính toàn cầu nội dung từ những nguồn vô tận, những nội dung cho phép tăng cường sự tham gia của công chúng vào lĩnh vực tin tức và thông tin có ảnh hưởng tới xã hội. Tiến trình báo chí đang xuất hiện này cho phép mạng lưới xã hội trên các trang Web sản xuất, phân tích và truyền bá những tin tức và thông tin tới công chúng được liên kết với nhau bằng công nghệ, mà không bị hạn chế bởi khoảng cách địa lý.

ogle là một biểu hiện của hiện tượng này. Công cụ tìm kiếm trên Internet không chỉ tổ chức thông tin của thế giới mà còn cho phép các cá nhân kiểm soát các thế giới của họ. Họ được trang bị để tìm kiếm và tìm thấy thông tin mà cá nhân họ cần.

Các trang nhật ký web (blog) là một biểu hiện khác. Những trang ghi chép trực tuyến này liên kết các cá nhân trên khắp thế giới và ý tưởng của họ lại với nhau. Chính xác thì các blog này là gì? Không có định nghĩa đơn giản nào cả, nhưng phần lớn đều cho rằng blog cần phải hội tụ ít nhất 3 yếu tố. Chúng phải được cấu trúc dưới dạng các bài văn ngắn còn được gọi là các đoạn văn, và được trình bày theo thứ tự thời gian ngược – có nghĩa là những sự kiện mới xảy ra sẽ được đặt lên đầu. Và chúng phải được kết nối với các trang web khác.

Blog là phương tiện để trao đổi ý kiến, quan điểm. Nhiều blog hay đã dẫn người đọc đến việc tự đưa ra những bình luận của mình và những blog này trở thành tâm điểm để mọi người cùng tranh luận và trao đổi ý kiến với nhau.

Các blog này còn mang tính hội thoại vì chúng được viết nên bởi các giọng nói rõ ràng của con người. Chúng ta có thể thấy rằng điều này hoàn toàn trái ngược với các bài báo truyền thống được viết theo những công thức có sẵn và là sản phẩm của ban kiểm duyệt chứ không phải là của một cá nhân. Chính tính nhân văn này là một lý do thúc đẩy sự phát triển của hình thức thông tin mới mẻ này

Các blog cũng cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn, như là người được ủy thác dưới nhiều cách khác nhau mà những người dùng Internet bình thường có thể công bố trực tuyến những tác phẩm của mình (dưới nhiều hình thức, trong đó có cả âm thanh và hình ảnh). Các công cụ chúng ta sử dụng để xây dựng các nội dung số có công năng ngày càng mạnh nhưng có giá thành ngày càng rẻ. Và chúng ta có thể trình diễn những tác phẩm của mình cho các độc giả gần như trên khắp thế giới. Trong lịch sử nhân loại, chưa có sự phát triển nào tương tự như vậy.

Biểu hiện thứ ba là sự gia tăng của các kênh truyền hình vệ tinh quốc tế. Với công nghệ kỹ thuật số chi phí thấp và việc phát sóng nhờ vệ tinh, hơn 70 kênh phát sóng quốc tế đã vượt qua các biên giới để đưa tin tức tới mọi nơi trên thế giới. Đài BBC đã tạo dựng được một hệ thống gồm hàng trăm kênh và các địa chỉ trên Internet, vươn tới 100 triệu người trên khắp thế giới, và được dịch sang 43 ngôn ngữ.

We Media cũng bao gồm sự xuất hiện khắp nơi của các phương tiện truyền thông cá nhân, kích thích sự kết nối thông tin hiệu quả nhất - lời nói. Tính đến cuối năm 2005, hơn 2 tỉ người, gần 1/3 dân số thế giới – đã có điện thoại di động. Gần 800 triệu điện thoại di động được bán ra mỗi năm trên khắp thế giới. Đến năm 2008, ước tính có khoảng 600 triệu người có thể ngay lập tức có được thông tin của các sự kiện nhờ có các camera kỹ thuật số tinh vi, trong đó phần nhiều là nhờ tính năng của những chiếc điện thoại di động của họ. Những công cụ này tạo ra một “thế hệ thông tin toàn cầu” có khả năng chưa từng có để tạo lập, sản xuất, chia sẻ và tham gia vào những gì đang diễn ra của cuộc sống. Mạng lưới toàn cầu cho phép con người đưa tin tức, suy nghĩ, ý tưởng và hình ảnh đi bất cứ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào.

Biểu hiện quan trọng nhất của We Media là sự tham gia. Tất cả mọi người đều là một phần của câu chuyện. Tất cả mọi người đều có ảnh hưởng.

Hành động của một người dân hoặc một nhóm công dân, đóng vai trò trong quá trình thu thập, đưa tin, phân tích và truyền bá tin tức và thông tin sẽ là sự cạnh tranh đối với các tổ chức truyền thông và những nhà báo làm việc cho các tổ chức này. Tuy nhiên, mục đích có thể lại là giống nhau: cung cấp thông tin độc lập, đáng tin cậy, chính xác, trên nhiều lĩnh vực và các lĩnh vực có liên quan mà một nền dân chủ đòi hỏi.

Khi đã nằm bên nài nền báo chí truyền thống, We Media đã trở thành một hiện tượng không thể bỏ qua. Các cộng đồng, giới kinh doanh, các cơ quan chính phủ, các học giả, nhà báo độc lập, nhà bình luận, các trường dạy về báo chí và thậm chí cả những tổ chức truyền thông nữa cũng đang tham gia vào hiện tượng này. Nhiều dự án đã xuất hiện trong truyền thông chủ đạo.

Nghề báo chí đáng tôn trọng cảm thấy mình đang ở trong một thời điểm hiếm có trong lịch sử, khi mà lần đầu tiên bị đe dọa bởi công nghệ và những đối thủ cạnh tranh mới và bởi chính độc giả mà họ đang phục vụ.

Những xu hướng này đã làm bùng lên cuộc tranh luận về những giá trị quan trọng của báo chí. Điểm chính của cuộc thảo luận là những vấn đề gây nhiều tranh cãi về việc kiểm soát, độ tin cậy và khả năng sinh lời.

Liệu mọi người dân đều có thể là một phóng viên? Nhiều nhà báo truyền thống không công nhận vai trò của các nhà báo là những đối tượng tham gia như trên và mô tả họ, đặc biệt là những người viết trên các trang tin Internet, là những kẻ nghiệp dư ích kỷ, không có kỹ năng, những người không tuân theo các chuẩn mực của nghề báo như tìm kiếm sự thật, sự công bằng và khách quan. Ngược lại, những người này lại nhìn nhận giới truyền thông chủ đạo như là một câu lạc bộ của những kẻ kiêu ngạo, không cho người nài tham gia và đặt lợi ích cá nhân và sự sống còn về kinh tế lên trên trách nhiệm xã hội.

Điều mà hầu hết các nhà báo truyền thống không hiểu được là, mặc dù những người tham gia nói trên thiếu kỹ năng hoặc không được đào tạo về nghề báo, song chính Internet lại hoạt động như là một cơ chế biên tập. Điểm khác biệt là việc biên tập được thực hiện từ nhiều phía, và thường là sau khi sự việc đã diễn ra chứ không phải là trước đó. Trong hệ thống thông tin này, người dân dựa vào nhau để đưa tin, truyền tải và hiệu chỉnh một câu chuyện khi nó tiếp diễn. Một câu chuyện không còn bị cố định bởi thời hạn hoặc lịch đưa tin, mà nó có cấu trúc và phát triển theo hình xoắn ốc qua nhiều hình thức truyền thông. Nó không còn thuộc về bất kỳ ai nữa nại trừ chính khán giả của nó.

Tính linh hoạt của cách tiếp cận này nhấn mạnh vào việc phát hành thông tin hơn là vào việc lọc thông tin. Những cuộc đàm thoại trong cộng đồng diễn ra để tất cả cùng chứng kiến. Ngược lại, những tổ chức truyền thông truyền thống được thành lập là để lọc thông tin trước khi phát hành chúng. Nhà biên tập và phóng viên cộng tác với nhau, song cuộc thảo luận giữa họ không được công khai cho công chúng biết hoặc tham gia.

Điểm khác biệt rõ thấy nhất giữa nền báo chí có sự tham gia của mọi người với nền báo chí truyền thống là cấu trúc và tổ chức tạo ra chúng. Hoạt động truyền thông truyền thống được tạo lập bởi những tổ chức có phân cấp, được thiết lập vì mục đích thương mại. Cách thức kinh doanh của nó tập trung vào lợi nhuận thu được từ quảng cáo. Nó coi trọng cách thức tổ chức công việc chặt chẽ, khả năng sinh lợi và sự vẹn toàn. Những cộng đồng được liên kết qua mạng coi trọng đối thoại, sự cộng tác và chủ nghĩa bình quân về khả năng sinh lời, tạo lập ra nền báo chí có sự tham gia của mọi người. Nền báo chí này không cần đến một nhà báo được đào tạo theo lối cổ điển làm người dàn xếp. Nhiều trang tin, diễn đàn và cộng đồng trực tuyến hoạt động hiệu quả mà không cần đến một người như vậy.

Hiện tại, các cá nhân có được khả năng chưa từng có, đó là cách thức và thời điểm họ tiếp cận thông tin và quyết định việc chia sẻ thông tin với ai. Trong xã hội được kết nối của những người di cư toàn cầu, nguồn vốn xã hội của chúng ta có thể được mở rộng thông qua những mạng lưới cá nhân rộng lớn trải khắp toàn cầu.

We Media là một lực lượng sẽ sớm phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần. Nó gợi ra rằng, tiếng nói - thực, là một biểu hiện văn hóa của cá nhân - lại đang hồi sinh trong hoạt động của các phương tiện truyền thông của chúng ta.

(Theo saga.vn)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN