Tái hiện chế độ khoa cử Việt Nam qua Di sản Tư liệu thế giới

(Sóng trẻ) – Triển lãm “Khoa cử Việt Nam xưa trong Di sản Tư liệu thế giới” đã được khai mạc vào chiều 5/3. Hoạt động triển lãm sẽ kéo dài đến hết 5/4 tại khu vực Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

8676cae02_i_1421.jpg

Đại diện các đơn vị cắt băng khai mạc triển lãm

Tái hiện bức tranh khoa cử Việt Nam thời quân chủ

Triển lãm giới thiệu đến công chúng, du khách trong và nài nước hơn 50 tài liệu phản ánh về nền khoa cử của Việt Nam xưa được chắt lọc từ 3 Di sản tư liệu thế giới của Việt Nam là Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi từng đào tạo ra nhiều bậc hiền tài của đất nước và là nơi tôn vinh truyền thống hiêu học, trọng nhân tài, tôn vinh danh nhân văn hóa hiện nay.

Triển lãm không chỉ phần nào tái hiện bức tranh sinh động của nền giáo dục và khoa cử Việt Nam thời quân chủ như: quan điểm của nhà nước về giáo dục về giáo dục, khoa cử; chế độ thi cử; danh nhân khoa bảng, ân điển của quốc gia đối với người đỗ đạt,… được lưu trữ trong các Di sản Tư liệu thế giới mà qua đó quảng bá, tôn vinh giá trị của các di sản tư liệu của Việt Nam đã được thế giới công nhận. 

Bố cục triển lãm gồm 3 phần: Lịch sử giáo dục và khoa cử Việt Nam qua các triều đại; Quốc Tử Giám – Trung tâm giáo dục cao cấp thời quân chủ; Bia đề danh Tiến sĩ và các nhà khoa bảng tiêu biểu. Bố cục được thể hiện thông qua 7 phiên bản Mộc bản triều Nguyễn và 40 giá trưng bày nội dung 56 tài liệu của 3 Di sản tư liệu thế giới của Việt Nam hiện nay là Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Năng – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết: “Thông qua triển lãm chúng ta có thể thấy được việc đào tạo khoa cử, đào tạo hiền tài được các triều đại rất chú trọng, thực hiện rất bài bản. Cũng qua đây chúng ta có thể nhìn lại chúng ta của ngày hôm nay, cần phải quan tâm, đào tạo những người hiền tài nhiều hơn nữa”

8676cae02_i_1377.jpg

Khách tham quan triển lãm

Hướng đi mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Việc phối hợp tổ chức triển lãm này đã mở ra một hướng mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các Di sản tư liệu thế giới, tạo điều kiện cho công chúng trong và nài nước được tiếp cận gần hơn với các di sản tư liệu của Việt Nam, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa của dân tộc.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Lý – Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia cho rằng, việc đưa các di sản đến gần hơn với công chúng sẽ là điều cần thiết để giữ gìn và phát huy các giá trị di sản truyền thống: “Nếu chúng ta cứ mang một nỗi sợ rằng những di sản này rất dễ làm hỏng, và rồi chúng ta cất vào kho bảo quản, không giới thiệu, không quảng bá đến công chúng thì số lượng người biết đến những thành tựu này lại càng ít”

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, ông Đặng Thanh Tùng – Cục trưởng cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cho biết: “Đây là nguồn tư liệu bổ ích để các nhà nghiên cứu và công chúng trong và nài nước tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Việt Nam. Đây cũng là nguồn tư liệu quý cho các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách để xây dựng một xã hội học tập, là đòi hỏi tất yếu trong cách mạng công nghiệp và sự phát triển bền vững trong thế kỷ 21. Đồng thời đây cũng chính là nguồn tư liệu đầy sinh động cho các thế hệ học trò được biết đến những tấm gương hiếu học của các hiền tài, đức cao, đạo trọng, từ đó hun đúc truyền thống hiếu học của dân tộc”

8676cae02_doc_dien_van.jpg

Ông Đặng Thanh Tùng – Cục trưởng cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phát biểu tại lễ Khai mạc

Những tư liệu, hiện vật lịch sử sẽ trở nên có giá trị hơn khi có nhiều công chúng được biết đến hơn. Và chính những triển lãm như thế này đã mang đến cho công chúng một cái nhìn khách quan hơn, đầy đủ và sâu kỹ hơn về những di sản quý của dân tộc. Qua đó có ý thức sâu sắc hơn trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống.

3 Di sản Tư liệu thế giới của Việt Nam

8676cae02_i_1348.jpg

Bằng của UNESCO công nhận tài liệu Mộc bản triều Nguyễn là Di sản Tư liệu thế giới, ngày 31/7/2009

Mộc bản triều Nguyễn là những tấm gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in ra thành sách, được dùng phổ biến ở Việt Nam trong thời phong kiến. Hiện nay trung tâm Lưu trữ quốc gia IV đang bảo quản 34.619 tấm mộc bản với 55.320 mặt khắc thuộc 152 đầu sách, có giá trị trên nhiều phương diện, phản ánh lịch sử, xã hội Việt Nam qua các thời đại, từ thời vua Hùng Vương dựng nước đến triều Nguyễn.

Với những giá trị đặc biệt nổi bật, đáp ứng các tiêu chí về mặt nội dung và tính độc đáo về hình thức chế tác, chất liệu mang tin,… Mộc bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới vào ngày 31/7/2009. 

8676cae02_i_1349.jpg

Bằng của UNESCO công nhận 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê Mạc là Di sản Tư liệu thế giới, ngày 27/7/2011

Bia tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1484 – 1780, là pho sử khá đồ sộ, khắc ghi họ tên và quê quán của 1.304 người đỗ qua 82 Đại khoa triều Lê và triều Mạc được tổ chức từ năm 1442 đến năm 1779. Trên mỗi tấm bia còn khắc bài ký cung cấp nhiều thông tin quan trọng về giáo dục, khoa cử dưới thời quân chủ Việt Nam. Bia tiến sĩ là nguồn sử liệu quý giá về văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội và nghệ thuật điêu khắc Việt Nam trong hơn 300 năm.

Với tính độc đáo, xác thực không thể thay thế, những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, giáo dục, chính trị, tác động lớn lao đối với nhân loại xưa và nay, Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã công nhận 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám là Di sản tư liệu thế giới và ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu vào tháng 7 năm 2011. Thủ tướng chính phủ công nhận 82 Bia tiến sĩ là bảo vật Quốc gia theo quyết định số 53/QĐ-TTg ngày 14/1/2015. Đây chính là sự khẳng định giá trị đặc biệt của Bia tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đối với nền văn hóa, giáo dục của dân tộc Việt Nam nói riêng và của nhân loại nói chung.

9f7a0e831_i_1350.jpg

Bằng của UNESCO công nhận tài liệu Châu bản Triều Nguyễn là Di sản Tư liệu thế giới ngày 30/10/2017

Châu bản triều Nguyễn là tài liệu hành chính hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước của triều Nguyễn (1802-1945), bao gồm văn bản do các Hoàng đế ban hành, văn bản trong các cơ quan chính quyền đệ trình lên Hoàng đế phê duyệt bằng mực son và một số văn kiện nại giao.

Châu bản triều Nguyễn hiện đang được bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I thuộc cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước – Bộ nội vụ. Với những giá trị đặc biệt về hình thức và nội dung, Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào ngày 30/10/2017.

Hằng Nguyễn – PT K36

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN