Talkshow: Điềm Phùng Thị và sự chuyển hoá những mẫu tượng

Cùng với sự đồng hành của diễn giả Lê Thuận Uyên, Talkshow “Điềm Phùng Thị và sự chuyển hoá những mẫu tượng” đã tiết lộ phần nào về phong cách nghệ thuật, chuyến hành trình từ y khoa đến nghệ thuật của nữ điêu khắc gia nổi tiếng.

Sáng ngày 5/8, Talkshow “Điềm Phùng Thị và sự chuyển hoá những mẫu tượng” - một phần của chuỗi sự kiện giáo dục thuộc khuôn khổ “Phổ Hiếu Kỳ” đã diễn ra trực tuyến, thu hút sự quan tâm từ những khán giả yêu thích nghệ thuật. 

Talkshow diễn ra với sự tham gia của giám tuyển Lê Thuận Uyên và Dương Mạnh Hùng. (Ảnh: FB Nguyen Art Foundation)
Talkshow diễn ra với sự tham gia của giám tuyển Lê Thuận Uyên và Dương Mạnh Hùng. (Ảnh: FB Nguyen Art Foundation)

Mở đầu chương trình, cùng với MC, giám tuyển Dương Mạnh Hùng, diễn giả Lê Thuận Uyên đã có cuộc đối thoại cởi mở, chia sẻ về những câu chuyện cá nhân của cố điêu khắc gia Điềm Phùng Thị theo một góc nhìn mới, chưa được dòng lịch sử chính ghi nhận. 

Hành trình từ nha khoa đến điêu khắc của Điềm Phùng Thị để lại nhiều ấn tượng cho diễn giả Lê Thuận Uyên bởi theo cô, những câu chuyện trong giai đoạn này phần nào quyết định đến phong cách của cố điêu khắc gia. Điềm Phùng Thị xuất thân trong gia đình gia giáo tại xứ Huế, do vậy bà được đầu tư nhiều trong việc học và đến năm 1946, cố điêu khắc gia tốt nghiệp khóa Nha khoa đầu tiên tại Đại học Y khoa Hà Nội.

Diễn giả Lê Thuận Uyên chia sẻ vài nét về cuộc đời của Điềm Phùng Thị. (Ảnh: Chụp màn hình)
Diễn giả Lê Thuận Uyên chia sẻ vài nét về cuộc đời của Điềm Phùng Thị. (Ảnh: Chụp màn hình)

Sau quãng thời gian tham gia cách mạng và đi Pháp, Điềm Phùng Thị kết hôn với ông Nguyễn Phúc Bửu Điềm - người chồng đóng vai trò quan trọng trong hành trình khám phá điêu khắc của bà. “Điềm Phùng Thị bắt đầu làm điêu khắc khá muộn khi bà đã 39 tuổi. Ban đầu chỉ là chơi với những khối đất sét và đăng ký trở thành học viên tự do của trường trung học kỹ thuật ứng dụng… Đến năm 1961 nữ điêu khắc gia ngừng thực hành nha khoa, chuyên tâm vào việc làm nghệ thuật và có một vài triển lãm đầu tiên tại Paris”, giám tuyển Lê Thuận Uyên chia sẻ về Điềm Phùng Thị.

Những sáng tác của Điềm Phùng Thị trong giai đoạn 2. (Ảnh: Chụp màn hình)
Những sáng tác của Điềm Phùng Thị trong giai đoạn 2. (Ảnh: Chụp màn hình)

Qua nhiều giai đoạn điêu khắc trong sự phát triển của khoa học thế kỷ XX, những tác phẩm của Điềm Phùng Thị dần được công chúng biết đến. Đặc biệt hệ thống bảy mẫu tự vừa tinh giản vừa đột phá của bà với khả năng kiến tạo vô số hình thái khác nhau đã phần nào khẳng định tài năng của cô điêu khắc gia trong việc kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật.

Giám tuyển Lê Thuận Uyên ấn tượng với bảy mẫu tự của Điềm Phùng Thị ở sự đa dạng, mạch lạc nhưng không kém phần logic của một nghệ sĩ chịu ảnh hưởng trong sự phát triển khoa học: “Các mẫu tự dù lặp lại nhưng khi xếp chồng lên nhau, xếp cạnh nhau hay lật lên lật xuống chúng đều tạo ra tư thế khác, hình hài khác”.

Giai đoạn cuối hoàn thiện hệ thống mẫu tự của cố điêu khắc gia. (Ảnh: Chụp màn hình)
Giai đoạn cuối hoàn thiện hệ thống mẫu tự của cố điêu khắc gia. (Ảnh: Chụp màn hình)

Theo diễn giả Lê Thuận Uyên, phương pháp sáng tác của Điềm Phùng Thị rất giống một người làm nghiên cứu, luôn có một khung xương nhất định để dễ dàng sáng tạo. Đó có lẽ cũng chính là sự độc đáo trong phong cách của nữ điêu khắc gia, mạch lạc của khoa học và mềm mại của nghệ thuật.

Phong cách của Điềm Phùng Thị là sự giao thoa giữa khoa học và nghệ thuật. (Ảnh: Chụp màn hình)
Phong cách của Điềm Phùng Thị là sự giao thoa giữa khoa học và nghệ thuật. (Ảnh: Chụp màn hình)

Qua buổi trò chuyện cùng giám tuyển Lê Thuận Uyên, khán giả đã phần nào hiểu rõ phương pháp luận trong phong cách sáng tác của cố điêu khắc gia Điềm Phùng Thị. Bên cạnh đó, nữ diễn giải cũng nhận định về mối quan hệ mật thiết giữa khoa học và nghệ thuật hình thành nên phong cách sáng tác của cố điêu khắc gia nổi tiếng Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN