Tập bơi để khỏi chìm : Bài học đầu tiên của sinh viên Báo chí
(Sóng trẻ) - Hồi hộp, lo lắng xen lẫn thích thú là tâm trạng chung của bất kì sinh viên báo chí nào lần đầu bước chân tới Tòa soạn. Năm nhất đại học chúng tôi may mắn được đi thực tế tòa soạn trong bộ môn “Nhập môn báo mạng”. Chuyến đi này khiến tôi có những trải nghiệm lý thú, bổ ích.
Nhóm chúng tôi được cử đi báo Nhân Dân Điện Tử tại số 71 Hàng Trống, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tuy nhiên, tự liên hệ, tự tìm hiểu dường như là thách thức lớn với những đứa chân ướt chân ráo như chúng tôi.
Cổng tòa soạn báo Nhân Dân
Khó khăn bất ngờ ập xuống
Bước chân vào tòa soạn, sau khi xuất trình giấy giới thiệu, chúng tôi được hướng dẫn lên tầng 3 để gặp cô Hạnh. Tưởng như mọi việc sẽ “thuận buồm xuôi gió”, nhưng cả nhóm không được sự đồng ý của cô do sơ suất khi gọi điện liên hệ tòa soạn, chúng tôi không hỏi tên người nhận điện thoại và không nói rõ sẽ thực tế ở ban nào. Vì vậy lịch hẹn phải lùi lại vào đầu tuần sau. Dường như tất cả sự chuẩn bị, háo hức bị đẩy xuống tột độ khiến tâm trạng ai cũng trở nên nặng trĩu…
Đúng như lịch hẹn, chúng tôi có mặt tại tòa soạn từ rất sớm và gặp chú Phan Huy Thắng- trưởng ban Nhân Dân điện tử. Tuy nhiên chướng ngại vật tiếp theo nhóm gặp phải là 2 trong 5 thành viên bị ốm nên không thể đến buổi thực tế, nhân lực thiếu khiến nhuệ khí cũng giảm ít nhiều. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn quyết tâm cùng nhau bơi, bởi nếu không tất cả sẽ bị chìm.
Những bài học quý giá
May mắn khi nhóm nhận được sự đón tiếp rất nhiệt tình của chú Huy Thắng. Chuyến đi này giúp tôi thu thập được rất nhiều thông tin về cấu trúc bộ máy tòa soạn, quy trình sản xuất một tờ báo những điều mà trước đây chưa từng được tiếp xúc trực tiếp. Chúng tôi được đi tham quan phòng làm việc của phóng viên. Trước đây phòng làm việc của các ban được chia riêng biệt thì nay đã đưa vào một hệ thống với mỗi người một cabin. Điều này tạo nên sự chuyên nghiệp, có hệ thống và gắn kết giữa các phòng ban.
Phòng làm việc của phóng viên
Nài ra, cả nhóm cũng thu lại được rất nhiều bài học quý giá và những lời khuyên từ chú trưởng ban. Trong đó chú nhấn mạnh: “Người làm báo phải luôn vận động kiếm tìm, dám đào sâu khám phá góc khuất của xã hội và phản ánh một cách chuẩn xác nhất”.
Chú Phan Huy Thắng và các bạn sinh viên
Lần đầu tiên “tập” bơi của chúng tôi diễn ra khá suôn sẻ. Nếu chán nản ngay khó khăn đầu thì có lẽ, cả nhóm đã không có cơ hội để thu về những hiểu biết và bài học quý giá như thế. Và hơn hết, chúng tôi đã hiểu ra rằng, dù có lý thuyết mà không nhảy xuống bơi thì sẽ chẳng bao giờ biết bơi. Chúng tôi đã vượt qua thử thách một cách dũng cảm.
Thúy Nga
Báo mạng điện tử K34
Cùng chuyên mục
Bình luận