Tây Ninh: Sau cổ phần hóa, doanh nghiệp gặp khó khă
(Sóng Trẻ) - Tại Tây Ninh, sau khi cổ phần hóa, các doanh nghiệp cổ phần (DNCP) (nhất là các doanh nghiệp 100% vốn tư nhân chi phối) gặp không ít khó khăn, thách thức trong giai đoạn hiện nay.
Tính đến cuối năm 2012, Tây Ninh có khoảng 30 Doanh nghiệp Nhà nước (DNNH) thực hiện chủ trương về cổ phần hóa doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cổ phần hóa với các hình thức khác nhau: có vốn Nhà nước chi phối trên 50%, dưới 50% hoặc cổ phần 100% vốn tư nhân.
Cổ phần hoá DNNN nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, huy động vốn từ các thành phần kinh tế cũng như tăng cường quản lý dân chủ. Tuy nhiên, tại Tây Ninh, sau khi cổ phần hóa, các doanh nghiệp cổ phần (DNCP) (nhất là các doanh nghiệp 100% vốn tư nhân chi phối) gặp không ít khó khăn, thách thức trong giai đoạn hiện nay.
Khó khăn đầu tiên là với các DNCP trước đây thuê đất xây dựng công ty và trả tiền đất hàng năm. Khi cổ phần hóa, việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp và giá trị quyền sử dụng đất không rõ ràng, dẫn tới tranh chấp, khống chế cổ phần, kiểm soát công ty sau cổ phần hóa. Sự việc trên đã xảy ra với Công ty CP Đo đạc địa chính Tây Ninh khi SCIC bán hết cổ phần của công ty, kể cả phần đất thuê.
Do khó khăn, một số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động
(ảnh: Báo Tây Ninh online)
Vấn đề khó khăn nữa là việc vay vốn sản xuất. Trước kia khi còn là DNNN, các doanh nghiệp được tiếp cận vốn, vay vốn, bổ sung vốn thuận lợi. Nhưng khi chuyển sang cổ phần hóa, khả năng vay và tiếp cận, bổ sung vốn từ các quỹ tín dụng, ngân hàng là rất khó. Các nơi này đều trở nên dè chừng, thiếu niềm tin với DNCP. Nguyên nhân một phần cũng bởi một số doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa vẫn chưa trả hết nợ do không xác định rõ trách nhiệm người phải trả khi chuyển đổi.
Các doanh nghiệp sau khi cổ phần đã tiến hành tái cấu trúc mạnh mẽ để xác định hướng đi mới và kế hoạch hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều này thường không gặp ở các DNCP mà Nhà nước nắm giữ phần lớn cổ phần. Nơi đây, vẫn những con người và cơ chế cũ. Chỉ một số ít doanh nghiệp như Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng, Công ty CP Phát triển hạ tầng KCN đã và đang thuê hoặc sử dụng nhân sự quản lý mới. Tình trạng này đã làm giảm sức sáng tạo, tinh thần kinh doanh trong doanh nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh.
Trước những khó khăn đó cộng thêm tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay khiến một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhiều năm kinh doanh chỉ đảm bảo theo kế hoạch hoạt động, một số có nguy cơ phá sản cao do nợ tín dụng, lãi suất từ các ngân hàng, nợ lương công nhân, nợ bảo hiểm.
Tính đến cuối năm 2012, Tây Ninh có khoảng 30 Doanh nghiệp Nhà nước (DNNH) thực hiện chủ trương về cổ phần hóa doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cổ phần hóa với các hình thức khác nhau: có vốn Nhà nước chi phối trên 50%, dưới 50% hoặc cổ phần 100% vốn tư nhân.
Cổ phần hoá DNNN nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, huy động vốn từ các thành phần kinh tế cũng như tăng cường quản lý dân chủ. Tuy nhiên, tại Tây Ninh, sau khi cổ phần hóa, các doanh nghiệp cổ phần (DNCP) (nhất là các doanh nghiệp 100% vốn tư nhân chi phối) gặp không ít khó khăn, thách thức trong giai đoạn hiện nay.
Khó khăn đầu tiên là với các DNCP trước đây thuê đất xây dựng công ty và trả tiền đất hàng năm. Khi cổ phần hóa, việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp và giá trị quyền sử dụng đất không rõ ràng, dẫn tới tranh chấp, khống chế cổ phần, kiểm soát công ty sau cổ phần hóa. Sự việc trên đã xảy ra với Công ty CP Đo đạc địa chính Tây Ninh khi SCIC bán hết cổ phần của công ty, kể cả phần đất thuê.
Do khó khăn, một số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động
(ảnh: Báo Tây Ninh online)
Vấn đề khó khăn nữa là việc vay vốn sản xuất. Trước kia khi còn là DNNN, các doanh nghiệp được tiếp cận vốn, vay vốn, bổ sung vốn thuận lợi. Nhưng khi chuyển sang cổ phần hóa, khả năng vay và tiếp cận, bổ sung vốn từ các quỹ tín dụng, ngân hàng là rất khó. Các nơi này đều trở nên dè chừng, thiếu niềm tin với DNCP. Nguyên nhân một phần cũng bởi một số doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa vẫn chưa trả hết nợ do không xác định rõ trách nhiệm người phải trả khi chuyển đổi.
Các doanh nghiệp sau khi cổ phần đã tiến hành tái cấu trúc mạnh mẽ để xác định hướng đi mới và kế hoạch hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều này thường không gặp ở các DNCP mà Nhà nước nắm giữ phần lớn cổ phần. Nơi đây, vẫn những con người và cơ chế cũ. Chỉ một số ít doanh nghiệp như Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng, Công ty CP Phát triển hạ tầng KCN đã và đang thuê hoặc sử dụng nhân sự quản lý mới. Tình trạng này đã làm giảm sức sáng tạo, tinh thần kinh doanh trong doanh nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh.
Trước những khó khăn đó cộng thêm tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay khiến một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhiều năm kinh doanh chỉ đảm bảo theo kế hoạch hoạt động, một số có nguy cơ phá sản cao do nợ tín dụng, lãi suất từ các ngân hàng, nợ lương công nhân, nợ bảo hiểm.
Nguyễn Quốc Ánh
Lớp Báo chí Tây Ninh
Lớp Báo chí Tây Ninh
Cùng chuyên mục
Bình luận