Tây Phương Tự - Mát dịu một chốn dừng châ
(Sóng trẻ) - Tháng 6 mùa thi cũng là khoảng thời gian các sĩ tử toàn quốc đang miệt mài “nấu sử sôi kinh” chuẩn bị cho các kỳ thi vô cùng khắc nghiệt phía trước. Thời gian ôn tập gấp gáp và bận bịu khiến bạn không thể có những ngày cuối tuần đúng nghĩa. Vậy tại sao lại không lựa chọn cho mình những địa điểm ôn thi lý tưởng, vừa có thể ôn bài cho kì thi sắp đến lại có thể làm dịu lại những bon chen, bận rộn của ngày thường?
Chùa Tây Phương, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội gần 40km về phía Tây, sẽ là nơi cho bạn một kì nghỉ ngắn tuyệt vời cũng như khoảng thời gian ôn thi với sự tập trung cao độ nhất.
Nơi lịch sử kết tinh và hội tụ
Sẽ không mất quá nhiều thời gian để bạn ghé qua và cảm nhận những không gian văn hóa rất đặc sắc đã trở thành thương hiệu của nơi đây.
Ngôi chùa tọa lạc trên đỉnh đồi Tây Phương, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội, nên được gọi là Tây Phương tự. Theo truyền thuyết để lại thì chùa được xây dựng từ thế kỉ thứ III, được dựng lại vào thế kỉ IX nhưng hồi đó vẫn còn là một ngôi chùa nhỏ. Đến giữa thế kỉ XVI, chùa được dựng lại với quy mô như hiện nay. Trải qua nhiều biến cố trong thời chiến và chịu nhiều vết thương do thời gian gây ra, năm 1964 chùa đã được tu sửa lại. Lần trùng tu gần đây nhất là vào năm 1995.
Thử thách 237 bậc đá
Để lên được đỉnh đồi nơi chùa tọa lạc bạn sẽ phải leo qua 237 bậc thang đá. Trên đường đi bạn có tiện tay lựa cho mình những món quà lưu niệm đáng yêu như quạt bồ đề, chuồn chuồn gỗ hay những món đồ mây tre đan nhỏ xinh được làm rất khéo léo từ chính đôi bàn tay của những người dân địa phương…
Những chiếc quạt bồ đề màu sắc sặc sỡ rất hút mắt khách tham quan
Sản phẩm mây tre đan tinh xảo do chính người dân địa phương làm ra
Nếu có khi nào thấy mệt trong lúc leo lên, hãy dừng chân lại ven đường nơi có những quan nước di động. Ở đó có bán rất nhiều loại bánh trái thơm nn mà bạn có thể tự do lựa chọn cho mình một loại ưng ý nhất.
Các loại bánh được bày biện vô cùng hấp dẫn và bắt mắt
Đặc biệt không thể không nhắc tới một loại đặc sản nổi tiếng của vùng đất này: bánh chè lam. Bánh chè lam có thể xuất hiện ở rất nhiều nơi khác nhưng chắc chắn nó sẽ không bao giờ có được hương vị giống như nơi đây. Nói nôm na người ta gọi đó là vị đất, vị người mà chỉ nơi này có được. “Bánh chè lam Thạch Xá, Thạch Thất” – một thương hiệu đã ghi dấu tròng lòng du khách gần xa. Thật thiếu sót khi ghé qua chùa Tây Phương mà lại không nếm thử miếng bánh chè lam. Để rồi cái vị ngọt mà thanh của nha, ấm nóng của gừng, thơm bùi của lạc và cái dẻo của nếp cái hoa vàng quấn lấy lưỡi bạn. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một hương vị hấp dẫn khó tả, cái vị riêng của nơi này, như quê hương, như tình người gắn bó.
Bánh chè lam – đặc sản nổi tiếng của quê hương Thạch Thất
Sau khi vượt qua được 237 bậc thang đá, bạn sẽ lên tới đỉnh nơi chùa tọa lạc. Lúc này là lúc thành quả của sự kiên nhẫn và cố gắng bày ra trước mắt. Cảnh quan ngôi chùa hiện ra với những đường nét hoa mỹ khiến người ta không thể rời mắt.
Không gian với những nét riêng vô cùng đặc sắc
Chùa được làm theo một kiến trúc cổ kính đặc biệt với 3 lớp nhà làm cách nhau theo kiến trúc chữ Tam bao gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Các góc mái được uốn cong trên có gắn tứ linh bằng sành nung vô cùng tinh xảo và thanh thoát.
Các góc mái cong với nét kiến trúc cổ kính
Nài ra còn có ban thờ Đức ông vốn được coi là nơi dừng chân đầu tiên của du khách sau khi vào cổng.
Ban thờ Đức ông xuất hiện đầu tiên phía bên tay phải sau cổng vào
Sau cùng chính là nhà thờ Tổ mẫu. Nằm ẩn mình sau 3 lớp chùa, nơi đây toáy lên một không khí thiêng liêng vô cùng đặc biệt.
Nhà thờ Tổ mẫu khép mình sau chùa Thượng
Bên trong chùa cấu trúc rất đơn giản mà lại bao quát. Chùa có tổng số 62 pho tượng trang trí, phần nhiều tạc bằng gỗ mít bên nài phủ sơn thiếp vàng, nghệ thuật điêu khắc tinh xảo và vô cùng bắt mắt, mang tính chất hiện thực và bình dân.
Trong đó đặc biệt nổi tiếng là 18 pho tượng và các vị La Hán, chùa Tây Phương đã tạo cho mình một điểm thu hút du khách thập phương bằng một nét rất riêng.
“Ông bụng to” – một trong 18 vị La Hán
Nơi đây cũng chính là nơi nhà thơ Huy Cận ghé thăm và xúc động viết nên bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương”, hiện đang được giảng dạy trong chương trình Trung học cơ sở.
Các vị La Hán với các tư thế khác nhau chính là điểm hấp dẫn của ngôi chùa
Xung quanh chùa trồng rất nhiều cây đại vì thế mà mỗi độ hoa nở chùa chứ ngỡ biến thành một vườn hoa đại. Nài ra còn có những cây đa cổ thụ và si buông rễ. Du khách có thể tha thẩn hàng giờ để tận hưởng cái cảm giác yên bình, thanh tịnh nơi đây mà không biết chán. Sự yên bình dường như ngập tràn vào không gian, nâng bổng bước chân du khách, bước đi trong khuôn viên chùa mà tựa hồ lạc vào chốn bồng lai.
Hằng năm chùa đều tổ chức lễ hội theo cấp xã vào ngày 6/3 âm lịch. Vào dịp này người ta thương tổ chức rước lễ từ chân đồi lên đỉnh đồi, biểu diễn ca múa nhạc ca ngợi tổ tiên và các bậc Thánh tổ, tổ chức các trò chơi dân gian như kéo co và múa rối nước, thu hút rất nhiều người đến tham gia với một không khí nhộn nhịp, đông đúc. Và cứ 5 năm một lần lễ hội sẽ được tổ chức theo cấp huyện và có các cấp lãnh đạo của huyện và thành phố về tham dự với quy mô và độ hoành tráng lớn hơn rất nhiều.
Chùa Tây Phương với một lịch sử lâu đời, những dấu ấn văn hóa đậm nét, những nét hấp dẫn đặc biệt mà chỉ riêng nơi đây mới có…đang ngày một thu hút du khách tư khắp mọi nơi, cả trong và nài nước. Người đã đến mong ngày trở lại, người chưa ghé háo hức một lần được đặt chân tới.
Phương Thảo
Báo mạng điện tử K33
Cùng chuyên mục
Bình luận