Tết năm Thìn trong tiềm thức hai thế hệ

(Sóng Trẻ) - Trong không khí nồng đượm của những ngày cuối năm, ký ức về “mùa xuân năm Thìn thống nhất” vẫn còn in đậm trong tâm trí của nhiều người. Dưới lớp bụi thời gian, niềm vui hân hoan của mùa xuân năm xưa sẽ còn hoà quyện cùng khát vọng về một mùa xuân mới.

Tết Bính Thìn - Tết độc lập đầu tiên của cả dân tộc

Đã 48 năm trôi qua kể từ mùa xuân năm 1976, mùa xuân đầu tiên hai miền Nam - Bắc nước ta đều được tự do, độc lập. Nhớ lại về Tết Bính Thìn năm 1976, trong ký ức bà Đào Thị Thăng (76 tuổi, Hải Phòng) vẫn vẹn nguyên những cảm xúc khó quên.

Không còn khói lửa bom đạn, không còn chia cắt hai miền, người dân cả nước cùng vui mừng đón Tết. Bà Thăng khi ấy là cô thanh nữ ở độ tuổi đôi mươi, cũng hòa mình vào bầu không khí đặc biệt ấy.

Bà chia sẻ: “Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ như in mùa Tết năm đó. Lần đầu tiên tôi đi du xuân mà thấy lòng mình rộn ràng đến vậy. Khắp nơi đều là tiếng nói cười hạnh phúc của mọi người. Tất cả đều mừng vui trước nền độc lập của cả đất nước. Là một người công dân Việt Nam, tôi cũng được đón Tết với một tâm thế đầy tự hào”.

anh-1.png
Bà Thăng khi ấy là cô gái ở độ tuổi đôi mươi, hân hoan du xuân mừng Tết độc lập đầu tiên của cả dân tộc. (Ảnh: Hoàng Thùy Linh)

Bà Thăng bồi hồi nhớ lại: “Tết năm ấy nước ta còn nghèo, nhưng mỗi nhà đều cố gắng có cho mình nồi bánh chưng đón Tết. Đi khắp xóm làng, đâu đâu cũng thấy mùi lá chuối, lá dong thơm lừng. Người người nhà nhà, từ già tới trẻ đều quây quần bên bếp lửa chờ nồi bánh chưng chín, rồi cùng nhau bóc bánh, nếm thử vị bánh mới”.

Giờ đây, cuộc sống đã có nhiều đổi thay, mọi người dần trở nên bận rộn hơn. Nhiều gia đình không còn gói bánh chưng mỗi dịp Tết đến, thay vào đó là mua bánh từ các cơ sở chuyên làm và bán bánh chưng. Dù cho vậy, bà Thăng vẫn giữ được truyền thống gói bánh chưng ngày Tết cho gia đình của mình suốt nhiều năm nay. 

Với bà, gói bánh chưng là lúc cả gia đình được quây quần bên nhau. Người thì vo gạo thổi đỗ, người thì gói bánh. Mỗi người một việc, cùng nhau làm nên từng chiếc bánh chưng vuông vức, đẹp mắt để dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên. 

anh-2.png
Gia đình bà Thăng vẫn giữ được truyền thống gói bánh chưng vào mỗi dịp Tết hàng năm. (Ảnh: Hoàng Thùy Linh)
anh-3.png
Các thành viên trong gia đình đảm nhận từng công đoạn riêng, “góp sức” làm nên chiếc bánh chưng thơm ngon để cả gia đình thưởng thức. (Ảnh: Hoàng Thùy Linh)

Bà bày tỏ: “Bánh chưng giờ được bày bán nhiều, nhưng tôi vẫn thích nhất bánh chưng nhà làm vào mỗi dịp Tết. Những chiếc bánh chưng nhà làm ngon có lẽ vì đó là công sức của cả nhà làm nên, có vị “đoàn viên” mà không bánh chưng ở đâu bán có được”.

anh-4-1.png
Bà Thăng dù đã lớn tuổi nhưng vẫn gói bánh chưng cùng gia đình mỗi dịp Tết đến. (Ảnh: Hoàng Thùy Linh)
anh-5.png
Bà Thăng hạnh phúc bên “thành phẩm” của mình. (Ảnh: Hoàng Thùy Linh)

Tết Giáp Thìn - Hơi thở của giá trị truyền thống vẫn còn hiện diện

Giống như bà Thăng, là một người cũng đã trải qua dư vị của những cái Tết xưa, anh Vũ Văn Thắng (50 tuổi, Bắc Ninh) không khỏi bồi hồi khi hồi tưởng lại: “Tôi là người của thế hệ cũ. Ký ức về những ngày Tết khi còn bé đến tận bây giờ vẫn luôn thường trực trong tôi. Nồi bánh chưng nghi ngút khói, hay lũ trẻ con trong nhà lẽo đẽo theo bà tôi đi chợ quê ngày Tết,... đó là những điều dần khó tìm lại được trong guồng quay của cuộc sống hiện đại”. 

Trong sự hối hả của cuộc sống thường ngày, gia đình anh Vũ Văn Thắng (50 tuổi, Bắc Ninh) vẫn quây quần để cùng nhau gói những chiếc bánh chưng cho ngày Tết. Anh Thắng cho biết đây vốn là hoạt động thường niên của gia đình. Là một cách thức để gia đình anh lưu giữ những giá trị truyền thống đang dần bị phai nhạt. 

anh-6.png
Gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ,... được gia đình anh Thắng cùng nhau chuẩn bị. (Ảnh: Hoàng Mai). 

Khi đã trở thành một người bố trong gia đình, anh tiếp tục mong muốn các con của mình sẽ không quên những phong tục tốt đẹp của ngày Tết cổ truyền. Đối với anh, sẽ thật là đáng tiếc nếu như tụi trẻ không được đón Tết một cách đúng nghĩa.

Qua mỗi chiếc bánh chưng vuông vắn, anh Thắng trao truyền cho các con của mình nhiều giá trị tốt đẹp về ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Không chỉ dạy các con mình gói chiếc bánh làm sao cho đẹp, với mỗi nguyên liệu đều được anh lý giải ý nghĩa sâu xa gắn liền với tinh hoa đất trời. 

Nét cười thường trực trên môi, em Vũ Gia Hưng (11 tuổi) - con trai út của anh Thắng hào hứng khi được trực tiếp gói hoàn thiện những chiếc bánh chưng đầu tiên. “Bố hay kể cho em nghe về Tết ngày xưa. Em thấy nó rất khác với bây giờ. Tuy là thiếu thốn về mặt vật chất nhưng em lại cảm nhận được rõ ràng tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm thời ấy” - em Hưng chia sẻ. 

anh-7.png
Gia Hưng cùng gia đình “đỏ lửa” bên nồi bánh chưng. (Ảnh: Hoàng Mai)

“Gia đình bạn bè em, nhiều người sẽ lựa chọn những dịch vụ đặt sẵn vào dịp Tết thay vì tự tay chuẩn bị hay thậm chí là đi du lịch. Tuy nhiên, em cảm thấy may mắn vì gia đình luôn cố gắng giúp em cảm nhận được không khí của một cái Tết truyền thống trọn vẹn thông qua nhiều hoạt động khác nhau” - Gia Hưng chia sẻ thêm. 

Tết nay qua bao biến thiên của thời đại, qua dòng chảy của thời gian đã ít nhiều có sự thay đổi. Tuy nhiên, ngày Tết cổ truyền vẫn là một giá trị thiêng liêng không thể nào tách rời với vẻ đẹp của văn hoá dân tộc. Bằng niềm tự hào mãnh liệt với cội nguồn, bà Thăng hay cũng như anh Thắng đều là những con người đang cố gắng gìn giữ những giá trị tinh hoa tốt đẹp. Bởi lẽ, những những giá trị ấy vẫn sẽ còn hoà mình vào sự phát triển của đất nước, nối dài nghìn xưa với nghìn sau.  

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN