Tết trong bệnh viện của các “bác sĩ” sinh viê
(Sóng trẻ) - Khi sinh viên các trường đại học hồ hởi chuẩn bị đồ đạc về quê đón Tết cùng gia đình thì những sinh viên Y khoa lại lặng lẽ với ca trực Tết ở bệnh viện. Trực Tết dần trở thành quen thuộc và gắn chặt với những người theo đuổi ngành Y.
Tinh thần sẵn sàng
Nguyễn Bảo Yến, sinh viên Y3, trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên mình ăn Tết xa nhà, có thể sẽ phải trực đúng giao thừa. Chưa bao giờ xa nhà dịp Tết, sẽ nhớ bố mẹ lắm. Cũng may, đi trực còn có bạn bè, thầy cô nên mình cũng cảm thấy nguôi nai”.
Công việc trực đêm tại bệnh viện đã quá quen thuộc với sinh viên Y khoa. Đây được coi là một điều kiện đánh giá năng lực và trình độ của sinh viên. Sinh viên Y phải làm quen với công việc này từ khi là sinh viên năm thứ 3.
Đã đi trực nhiều, đã có nhiều đêm thức trắng ở bệnh viện thế nhưng, trực Tết lại đem tới những cảm xúc khác hẳn những ca trực thông thường.
Nguyễn Ngọc My, sinh viên Y6, Đại học Y Hà Nội chia sẻ:
Nài kia là không khí rộn ràng mừng năm mới nhưng trong viện, sinh viên Y vẫn miệt mài trắng đêm cùng các tua trực, cố gắng hoàn thành công việc của mình.
Sinh viên Y chăm sóc bệnh nhân
Chấp nhận Tết xa nhà, bỏ qua những thiếu thốn tình cảm, các “bác sĩ” sinh viên luôn sẵn sàng đảm nhận công việc vất vả và thiệt thòi này. Không khí Tết có thể không được trọn vẹn nhưng tinh thần của các sinh viên trường Y lúc nào cũng được lên dây cót, đảm bảo hoàn thành kíp trực.
Dù có trực vào đêm Giao thừa, Bảo Yến vẫn không ngần ngại vì bù lại có được niềm vui từ việc giúp đỡ bệnh nhân
Tâm sự về cảnh ăn Tết xa nhà, Chu Ngọc Dương, sinh viên Y3, trường Đại học Y Hà Nội nhoẻn miệng cười, coi đây là một cách để làm quen dần với áp lực công việc.
Khó khăn thường trực
Trực viện Tết tưởng chừng như một công việc đơn giản nhưng đối với sinh viên Y, đây lại là khoảng thời gian cần tập trung cao độ.
Hầu hết những bệnh nhân ở lại bệnh viện đón Tết là những ca bệnh nặng, dễ có chuyển biến xấu, cần được theo dõi thường xuyên.
“Ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Mình đã chứng kiến có những người đã ra đi ngay trong những ngày đầu năm vì tai nạn giao thông. Chỉ mong sao mọi người vui Tết nhưng hãy chú ý đến an toàn, không để những điều thương tâm xảy ra” - Nguyễn Duy Tiến, sinh viên Y5, Học viện Quân Y chia sẻ.
Việc chăm sóc không đơn giản là thăm khám vết thương, đó còn là những lời hỏi han, động viên để bệnh nhân có thể yên tâm điều trị và có được cái Tết vui vẻ nhất trong viện.
Trong cả ca trực sinh viên Y chỉ có 3 tiếng để nghỉ ngơi. Điều kiện vật chất ở viện lại không mấy tiện nghi, việc trải chiếu nằm trên sàn nhà là chuyện rất bình thường.
Trực viện ngày Tết nhận được nhiều lời hỏi thăm, chúc tụng nhưng vẫn không thiếu những cảm xúc xót xa.
Chứng kiến sự ra đi của bệnh nhân là điều mà mọi bác sĩ đều phải đối mặt. Thế nhưng, “những mất mát ngay ngày đầu năm thực sự đau lòng hơn rất nhiều. Nhiều lúc mình cũng cảm thấy bất lực trước những sự ra đi ấy” - Duy Tiến thở dài tâm sự.
Vất vả là bệ phóng
“Đi trực nhiều mình được tiếp xúc nhiều. Được dạy bảo và học hỏi nhiều thứ. Có thể làm sơ cứu, xin đi phụ mổ…Nói chung là học được rất nhiều. Nhưng muốn học nhiều thì cũng phải thức nhiều. Thức trực đêm tuy vất vả nhưng cũng thu được nhiều kinh nghiệm quý báu.” - Bảo Yến chia sẻ.
Vắng mặt trong ngày Tết đoàn viên là điều không tránh khỏi của những người làm ngành Y. Tuy vất vả nhưng mọi sinh viên Y đều coi bệnh viện vừa là nơi làm việc, vừa là ngôi nhà lớn của mình.
Những áp lực và khó khăn mà họ đang trải qua, giống như Ngọc Dương chia sẻ: “là cơ hội để rèn luyện bản thân với công việc đầy áp lực này”.
Bỏ qua nhiều nỗi niềm riêng, sinh viên Y khoa vẫn miệt mài, lặng lẽ cùng mỗi ca trực, bất kể ngày thường hay ngày Tết. Nhưng đổi lại những thiệt thòi ấy lại là trải nghiệm nghề nghiệp và bước đệm vững chắc cho công việc tương lai.
Nguyễn Thị Luyến
Đa phương tiện K34A1
Cùng chuyên mục
Bình luận