Thấm thía cảm xúc với “Nỗi buồn chiến tranh”
(Sóng Trẻ) - Nếu bạn cho rằng cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc ta chỉ đơn thuần có chiến thắng, vinh quang thì suy nghĩ của bạn chắc hẳn có phần phiến diện. Cuốn tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Nguyễn Bảo Ninh sẽ cho bạn một cái nhìn đa sắc, góc cạnh về những năm tháng gian nan, vất cả của dân tộc.
Thực tình mà nói tôi tìm đọc “Nỗi buồn chiến tranh” vì tò mò khi biết nó được trao giải thưởng Châu Á tại Nhật, nhưng khi đọc tiểu thuyết, đắm chìm trong không khí của truyện, tôi mới thấm thía những nỗi buồn đau, chua xót của những con người chiến đấu trong chiến tranh.
Cuốn tiểu thuyết là dòng hồi ức miên man, đứt nối, chắp vá của Kiên, một người lính đã trải qua mưa bom bão đạn, sống sót trở về cuộc sống đời thường. Nó như những thước phim quay chậm về cuộc sống tâm hồn của con người Việt Nam trong chiến tranh, trung thực, trần trụi đến khốc liệt, tàn nhẫn.
Những kỉ niệm về một thời binh nghiệp trận mạc ám ảnh Kiên trong từng ý nghĩ, theo anh vào từng giấc ngủ. Đó là mối tình với cô bạn học tên Phương, là máu, bom đạn, bạo tàn, chết chóc… Anh viết văn để giải phóng bản thân khỏi những day dứt, để trốn tránh, để nhớ, để quên những gì khắc nghiệt, cay đắng nhất của thời loạn. Những trang bản thảo chất cao như hòn núi nhỏ, miên man, đứt quãng, bất chợt, cảm xúc dẫn dắt câu chữ là tất cả những dư vị không thể nào quên trong tâm trí anh. Chúng cắm rễ và theo anh đến tận cùng sự sống, cùng anh đi vào cái chết.
Một cuốn sách hay viết về chiến tranh
Ngày trước, tôi không hiểu tại sao Hemingway lại không thể hòa nhập được với cuộc sống sau khi cầm súng. Nay, đọc “Nỗi buồn chiến tranh”, tôi đã tìm ra câu trả lời. Chiến tranh đã thu hút vào lòng nó những chàng trai, cô gái tinh hoa nhất của dân tộc. Nó đẩy họ ra khỏi gia đình, tình yêu và sự sống; chà đạp cả thể xác và tinh thần họ. Những thân phận khổ đau, những mất mát lớn lao, những hi sinh tột cùng… tất cả trở thành “nỗi buồn chiến tranh” đầy ám ảnh, dằn vặt đến khắc khoải, tuyệt vọng.
Ai có thể quên được cái giây phút đồng đội chết ngay trước mắt mình; hình ảnh bánh xích dính đầy tóc và thịt người, lúc nhúc giòi; những hồn ma mờ ảo, những tiếng cười man rợ vang lên giữa rừng…
Chiến tranh quật ngã cả những người chiến thắng. Họ may mắn sống sót, trở về nhưng không thể sống một cuộc đời giản dị, bình yên. Họ lạc lõng, trơ trọi, biệt lập giữa đời thường bởi không người sẻ chia, đồng cảm, thấu hiểu. Đó chính là bi kịch lớn nhất của chiến tranh bởi “Sau khi bị sa sút vì chiến tranh một con người có thể tạo dựng lại cơ nghiệp, có thể phục hồi lại mức sống hồi trước, nhưng những tài sản tinh thần, những giá trị tinh tế của đời sống nội tâm một khi bị đánh sập, bị đứt khúc ra thì ai là người có được cơ hội lần về với thuở ban đầu?”
Khác với hầu hết những tác phẩm trước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hào hùng ý chí người lính, nhà văn Bảo Ninh đã miêu tả chiến tranh từ một góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con người, đi sâu vào những nỗi niềm cá nhân. Chiến tranh là thế, bên cạnh vinh quang tự hào, bên cạnh nghị lực, quyết tâm là những nỗi buồn đau thấm thía. Vang vọng đâu đây những câu thơ đau đáu của Nguyễn Duy:
Nghĩ cho cùng
Mọi cuộc chiến tranh
Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…
Bảo Ninh đã từng là bộ đội nên văn ông chứa đựng hơi thở gấp gáp, nóng bỏng của chiến tranh. Những hình ảnh, chi tiết ấn tượng đến ám ảnh không thể có được từ một người đứng nài cuộc chiến. Có lẽ ông đã tự kể câu chuyện của chính mình nên hơi văn mới chân thực, sống động đến thế, cảm xúc mới tuôn trào mãnh liệt nhường ấy.
Đọc cuốn tiểu thuyết, ta thêm yêu và trân trọng cuộc sống bình dị đời thường bởi cái giá của nó là máu, sinh mạng và cái chết tinh thần của bao thế hệ người Việt Nam yêu nước.
Thực tình mà nói tôi tìm đọc “Nỗi buồn chiến tranh” vì tò mò khi biết nó được trao giải thưởng Châu Á tại Nhật, nhưng khi đọc tiểu thuyết, đắm chìm trong không khí của truyện, tôi mới thấm thía những nỗi buồn đau, chua xót của những con người chiến đấu trong chiến tranh.
Cuốn tiểu thuyết là dòng hồi ức miên man, đứt nối, chắp vá của Kiên, một người lính đã trải qua mưa bom bão đạn, sống sót trở về cuộc sống đời thường. Nó như những thước phim quay chậm về cuộc sống tâm hồn của con người Việt Nam trong chiến tranh, trung thực, trần trụi đến khốc liệt, tàn nhẫn.
Những kỉ niệm về một thời binh nghiệp trận mạc ám ảnh Kiên trong từng ý nghĩ, theo anh vào từng giấc ngủ. Đó là mối tình với cô bạn học tên Phương, là máu, bom đạn, bạo tàn, chết chóc… Anh viết văn để giải phóng bản thân khỏi những day dứt, để trốn tránh, để nhớ, để quên những gì khắc nghiệt, cay đắng nhất của thời loạn. Những trang bản thảo chất cao như hòn núi nhỏ, miên man, đứt quãng, bất chợt, cảm xúc dẫn dắt câu chữ là tất cả những dư vị không thể nào quên trong tâm trí anh. Chúng cắm rễ và theo anh đến tận cùng sự sống, cùng anh đi vào cái chết.
Một cuốn sách hay viết về chiến tranh
Ngày trước, tôi không hiểu tại sao Hemingway lại không thể hòa nhập được với cuộc sống sau khi cầm súng. Nay, đọc “Nỗi buồn chiến tranh”, tôi đã tìm ra câu trả lời. Chiến tranh đã thu hút vào lòng nó những chàng trai, cô gái tinh hoa nhất của dân tộc. Nó đẩy họ ra khỏi gia đình, tình yêu và sự sống; chà đạp cả thể xác và tinh thần họ. Những thân phận khổ đau, những mất mát lớn lao, những hi sinh tột cùng… tất cả trở thành “nỗi buồn chiến tranh” đầy ám ảnh, dằn vặt đến khắc khoải, tuyệt vọng.
Ai có thể quên được cái giây phút đồng đội chết ngay trước mắt mình; hình ảnh bánh xích dính đầy tóc và thịt người, lúc nhúc giòi; những hồn ma mờ ảo, những tiếng cười man rợ vang lên giữa rừng…
Chiến tranh quật ngã cả những người chiến thắng. Họ may mắn sống sót, trở về nhưng không thể sống một cuộc đời giản dị, bình yên. Họ lạc lõng, trơ trọi, biệt lập giữa đời thường bởi không người sẻ chia, đồng cảm, thấu hiểu. Đó chính là bi kịch lớn nhất của chiến tranh bởi “Sau khi bị sa sút vì chiến tranh một con người có thể tạo dựng lại cơ nghiệp, có thể phục hồi lại mức sống hồi trước, nhưng những tài sản tinh thần, những giá trị tinh tế của đời sống nội tâm một khi bị đánh sập, bị đứt khúc ra thì ai là người có được cơ hội lần về với thuở ban đầu?”
Khác với hầu hết những tác phẩm trước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hào hùng ý chí người lính, nhà văn Bảo Ninh đã miêu tả chiến tranh từ một góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con người, đi sâu vào những nỗi niềm cá nhân. Chiến tranh là thế, bên cạnh vinh quang tự hào, bên cạnh nghị lực, quyết tâm là những nỗi buồn đau thấm thía. Vang vọng đâu đây những câu thơ đau đáu của Nguyễn Duy:
Nghĩ cho cùng
Mọi cuộc chiến tranh
Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…
Bảo Ninh đã từng là bộ đội nên văn ông chứa đựng hơi thở gấp gáp, nóng bỏng của chiến tranh. Những hình ảnh, chi tiết ấn tượng đến ám ảnh không thể có được từ một người đứng nài cuộc chiến. Có lẽ ông đã tự kể câu chuyện của chính mình nên hơi văn mới chân thực, sống động đến thế, cảm xúc mới tuôn trào mãnh liệt nhường ấy.
Đọc cuốn tiểu thuyết, ta thêm yêu và trân trọng cuộc sống bình dị đời thường bởi cái giá của nó là máu, sinh mạng và cái chết tinh thần của bao thế hệ người Việt Nam yêu nước.
Đặng Thị Hương
Lớp Báo mạng điện tử K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận