Thí sinh đạt điểm top 5 Phạm Thị Phương Thảo: Học Báo vì truyền thống gia đình

(Sóng Trẻ)- Trong kỳ thi Năng khiếu báo chí vừa qua, Phạm Thị Phương Thảo (cựu học sinh THPT Chuyên Nại ngữ Hà Nội) là một trong 5 thí sinh đạt điểm cao nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Hãy cùng Phóng viên Sóng trẻ trò chuyện cùng Thảo để tìm hiểu bí kíp học tập của cô bạn nhỏ nhắn, dễ thương này.


Pv: Chào Phương Thảo, chúc mừng em đã đạt được điểm số cao và nằm trong top 5 của Học viện trong kỳ thi Năng khiếu Báo chí vừa qua. Em đã hài lòng với kết quả mình đạt được chưa?


Phương Thảo: Khi biết điểm thi em rất vui và bất ngờ, tuy nhiên em thực sự chưa hài lòng với bài thi Năng khiếu, em nghĩ nếu có thêm thời gian em nghĩ mình sẽ làm được tốt hơn nữa.


3c16de9a3_thao1.jpg

Phương Thảo nhí nhảnh bên bạn bè (bên trái)


Pv: Em có nhận xét gì về đề thi năng khiếu năm nay?


Phương Thảo: Theo em thấy phần tự luận của đề thi khá thú vị, nhất là phần biên tập báo. Còn về phần trắc nghiệm, nài vận dụng kiến thức sẵn có thì cũng phải suy luận rất nhiều.


Pv: Được biết em được 8,5 điểm môn thi Năng khiếu báo chí, em có thể chia sẻ bí kíp học tập của mình được không?


Phương Thảo: Thật ra em cũng chẳng có bí kíp gì cả. Thi Năng khiếu tức là không có giới hạn để ôn tập, vì thế em phải chủ động  tích luỹ kiến thức cho bản thân bằng nhiều nguồn thông tin khác nhau. Nài thời gian học tập ở trên lớp, em còn thường xuyên đọc sách báo, xem những tin tức thời sự trên TV để nâng cao hiểu biết. Bằng cách tự tìm tòi những kiến thức xã hội, em thấy bản thân hứng thú, hăng say hơn với công việc học tập. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt nhất, bản thân cần giữ bình tĩnh và tinh thần thoải mái nhất có thể khi bước vào phòng thi.


3c16de9a3_thao_2.jpg


Pv: Tại sao em lại chọn Báo chí chứ không phải một môi trường khác?


Phương Thảo: Trong gia đình em có mẹ và ông em làm báo. Ngay từ nhỏ em đã được tiếp xúc với Báo chí, vì thế bản thân yêu nghề Báo từ lúc nào không hay (cười). Em quyết định thi vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền để thực hiện ước mơ trở thành một nhà báo trong tương lai. Theo em, muốn làm tốt bất cứ công việc gì trước hết cần có đam mê, đặc biệt là đối với Báo chí. 


3c16de9a3_thao_3.jpg

Tập thể lớp cấp 3 của Phương Thảo


Pv: Em đã có dự định hay kế hoạch gì trong năm học tới chưa?


Phương Thảo: Hiện tại thì em chưa đề ra kế hoạch cho bản thân. Để thực hiện ước mơ trở thành nhà báo, em thấy mình cần học tập thật chăm chỉ. Em hi vọng sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị trong môi trường đại học và học được những kĩ năng sẽ giúp ích nhiều cho  công việc và cuộc sống sau này.


Pv: Cảm ơn em vì cuộc trò chuyện. Chúc em sẽ thành công!


Nhóm 4 - PV Sóng Trẻ
Nga Đoàn


 

 

 

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN