Thờ Mẫu Tứ phủ - Tín ngưỡng nội sinh mang bản sắc Việt
(Sóng trẻ) - Sáng 13/1, tại Trung tâm Văn hóa Pháp Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ - Thần điện và nghi lễ” với sự tham gia của các đồng đền, thanh đồng, cung văn và những người con đệ tử của tín ngưỡng.
Việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ phủ của người Việt đã được UNESCO thừa nhận là một Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại cách đây đúng một năm tuy nhiên không phải ai hiểu đúng, tường tận về các hoạt động trong nghi lễ này. Tại buổi tọa đàm các đồng đền, cung văn đã chia sẻ với độc giả, những người thực hành tín ngưỡng, những người đã và đang tìm hiểu về tín ngưỡng những thông tin về hệ thống thần điện, các nghi lễ thực hành vốn phong phú, đa dạng nhưng lại đang có dấu hiệu bị mai một, biến dạng.
Buổi tọa đàm có sự tham gia của đại sứ Phạm Sanh Châu – Trợ lý Bộ trường Bộ nại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề UNESCO. “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt là sự tổng hòa rất nhiều điều thú vị bao gồm các nghi lễ, tôn giáo, âm nhạc, vũ đạo, ẩm thực, những trang lịch sử của dân tộc…Tín ngưỡng của chúng ta thờ và tôn vinh cái thật, chúng ta mong muốn cuộc sống hiện tại tốt đẹp hơn, có nhiều may mắn hơn. Đó là thế giới hiện tại, chúng ta có thể chiêm nghiêm được chứ không phải hiến thân cho một thế giới mà sau này chúng ta không thể nhận biết được nó là tốt hay xấu” – ông Châu nhấn mạnh.
Ông Phạm Sanh Châu phát biểu tại buổi tọa đàm
Tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người mà đó còn là sự biểu hiện thụ thể, chân thực của các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước đặc biệt là chính sách tự do tôn giáo. Ông Châu cũng cho biết thêm: “Bản sắc tín ngưỡng văn hóa của người Việt được thể hiện và thực hành một cách rộng rãi, là một nhân chứng hùng hồn cho chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam. Chính sách đó được thể hiện trong Hiến pháp và văn bản Luật tôn giáo…Tất cả chúng ta đều có quyền tự do thực hành tôn giáo và tín ngưỡng, không ai được quyền trỉ trích niềm tin, đức tin vào tôn giáo của chúng ta…”
Đến với buổi tọa đàm còn có rất nhiều người là đệ tử của tín ngưỡng, những người quan tâm đến tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay. Bạn Nguyễn Thị Mai Hương - sinh viên Khoa Ngữ văn, Đại học Sư Phạm Hà Nội chia sẻ: “Mọi người có sự chuẩn bị rất công phu trong buổi tọa đàm này. Tuần trước mình có đến đây và không nghĩ hôm nay có nhiều vị quan chức, đồng đền, cung văn như vậy. Mình đã biết thêm về đạo Mẫu của Việt Nam, trong điện phủ có nhiều vị và theo thứ bậc,…có hai loại trầu văn, một loại để thờ và một loại để hầu bóng đó là những kiến thức bổ ích hôm nay mình thu nạp được.”
Cô Hương ở Trung Tự - Hà Nội chia sẻ thêm: “Buổi tọa đàm có một sự khái quát nhất định để cho mình hiểu sâu, hiểu rõ hơn…Ấn tượng nhất của cô là bài phát biểu của văn trưởng Vũ Ngọc Châu vì sự bao quát đầy đủ những khái niệm cơ bản về tín ngưỡng này.”
Trải qua hơn hai tiếng đồng hồ, các khán giả quan tâm đến tín ngưỡng đã có thêm những kiến thức hữu ích, đúng đắn về tín ngưỡng thờ Tứ Mẫu hiện nay.
Buổi tọa đàm khép lại với tiết mục trầu văn của văn trưởng Hồng Thị Chén, Vũ Ngọc Châu và cung văn Vũ Ngọc Thanh.
Kỳ Anh
Cùng chuyên mục
Bình luận