Khám phá văn hóa Kyoto với “Đồ thủ công Nhật Bản”
(Sóng Trẻ) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ nại giao Việt Nam – Nhật Bản, chiều 23/4, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản đã khai mạc triển lãm “Đồ thủ công Nhật Bản: Những thiết kế từ Kyoto” quy tụ nhiều sản phẩm thủ công đặc sắc, có tính ứng dụng cao.
Triển lãm lần này giới thiệu nhiều sản phẩm thủ công được làm từ các chất liệu khác nhau, đến từ nhiều địa phương của cố đô Kyoto – nơi có truyền thống nghề thủ công lâu đời. Sự kiện diễn ra song song tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP hồ Chí Minh, kéo dài từ 23/04 – 12/05.
Sự kiện do Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, hợp tác với Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Tp.HCM và Vietnam Design House, tổ chức.
Những sản phẩm trưng bày tại đây đều được sản xuất thủ công bởi những nghệ nhân trẻ đầy nhiệt huyết của Kyoto - những người thừa kế sự nghiệp làm nghề thủ công truyền thống của gia đình. Những nỗ lực trong việc áp dụng các kỹ thuật lâu đời của nghề thủ công truyền thống Nhật Bản để tạo ra những mẫu thiết kế mang hơi thở của đương đại đã giúp họ thành công
Sản phẩm giỏ cắm hoa bằng tre độc đáo.
Bộ sưu tập “Đồ thủ công Nhật Bản” tại triển lãm lần này được lấy từ dự án “ ON” (tạm dịch: Tiến lên) của 6 nghệ nhân thủ công, được hợp tác sản xuất với Thomas Lykke – một chuyên gia tư vấn chiến lược và sáng tạo của Đan Mạch.
Những sản phẩm thủ công đặc sắc được làm từ gốm.
Sản phẩm vỉ được làm từ sắt không gỉ.
Nài việc giới thiệu đồ thủ công Nhật Bản, lễ khai mạc còn có sự góp mặt của khách mời danh dự - bà Phạm Thị Kiều Phúc (người sáng lập/nhà thiết kế của Module 7). Thông qua sự kiện này, bà chia sẻ những suy nghĩ về việc kết hợp các kỹ thuật thủ công trong thiết kế hiện đại. Bà khẳng định: “Cuộc sống càng hiện đại thì càng mất cân bằng, chính vì thế người ta mới đi tìm những giá trị đích thực của đồ thủ công thay vì chạy theo sự hoàn hảo của sản phẩm công nghiệp.”
Bàn bằng sơn mài lấy cảm hứng từ ruộng bậc thang.
“Một thiết kế đẹp là thiết kế đủ và có tính ứng dụng cao và giá trị văn hóa
và tầng tư duy của người thiết kế.” (Bà Phạm Thị Kiều Phúc)
Cố đô Kyoto là nơi nổi tiếng trên toàn thế giới với nhiều ngành nghề thủ công truyền thống và nhiều nghệ nhân. Với bề dày lịch sử truyền thống, những người nghệ nhân ở Kyoto đang tiếp tục sáng tạo ra những sản phẩm chất lượng cao cho mọi thế hệ.
Khánh Linh – Thu Hường
Báo mạng điện tử K.31
Cùng chuyên mục
Bình luận