Thủ lĩnh sinh viên Báo chí chia sẻ chuyện bán dưa cứu trợ bà con nông dâ

(Sóng trẻ) - Trong tuần vừa qua, cổng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HVBCTT) - 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội - luôn gây chú ý vì thu hút được rất nhiều người qua lại, lí do vì đây là một trong những địa điểm bán dưa ủng hộ đồng bào Quảng Ngãi do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức. Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa được sự ủng hộ cao của giảng viên, sinh viên trong trường và nhân dân trong khu vực Cầu Giấy.

Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của cuộc hành trình “dưa hấu tình nghĩa” này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với thầy Phạm Tuyên – Bí thư Đoàn Học viện Báo chí và Tuyên truyền, người trực tiếp chỉ đạo hoạt động bán dưa thiện nguyện tại đây.

Phóng viên (PV): Thưa thầy, đươc biết vừa qua Đoàn thanh niên Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức bán dưa hấu ủng hộ bà con Quảng Ngãi. Vậy xuất phát từ đâu mà Đoàn trường lại tổ chức hoạt động trên?

Thầy Phạm Tuyên: Xuất phát thứ nhất là hưởng ứng phong trào kêu gọi của Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Thứ hai là, xuất phát từ vấn đề phát huy tính xung kích tình nguyện của tuổi trẻ  đối với các hoạt động xã hội. Đó là 2 xuất phát điểm chính.

PV: Hoạt động này đã được Đoàn trường triển khai như thế nào? 

Thầy Phạm Tuyên: Trước tiên Đoàn trường phối hợp với Trung ương Đoàn trong vấn đề nhận nhiệm vụ chính trị này, Đoàn trường ta nhận 20 tấn dưa và triển khai bán dưa với văn phòng đoàn, các câu lạc bộ và sinh viên tình nguyện tham gia bán dưa tại cổng trường.

PV: Trong quá trình triển khai hoạt động, đội tình nguyện đã gặp những khó khăn gì?

Thầy Phạm Tuyên:  Rất nhiều khó khăn. Thứ nhất là thời tiết không ủng hộ, thứ hai là khi xe dưa đến còn gặp trục trặc kĩ thuật và việc lưu thông xe tải trong thành phố bị khó khăn với lực lượng công an. Thời tiết thay đổi thất thường vừa mưa vừa nắng nóng cũng khiến cho các bạn tình nguyện rất vất vả trong quá trình phục vụ.

PV: Quá trình thực hiện vất vả như thế thì Đoàn thanh niên có chính sách hỗ trợ các tình nguyện viên hay không?

Thầy Phạm Tuyên: Vì đây là hoạt động tình nguyện nên về mặt chính sách thì hầu như không có gì, Đoàn trường chỉ khen thưởng đối với những cá nhân hoạt động xuất sắc trong thời gian vừa qua. Còn về phía Trung ương Đoàn thì họ có hỗ trợ một phần kinh phí trong vấn đề ăn trưa và nước uống cho tình nguyện viên thôi.

PV: Số lượng dưa Đoàn trường đã bán được là bao nhiêu? Và số dưa hỏng có nhiều không?

Thầy Phạm Tuyên: Tổng cộng Đoàn trường đã bán được 24 tấn dưa. Số dưa hỏng cũng tương đối do những vấn đề khách quan như thời tiết và quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó các bạn sinh viên do là lần đầu tiên bán dưa nên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm lắm nên cũng có 1 số vấn đề về hư hỏng. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều đến nguồn quỹ thu lại.

PV: Giá dưa 7000đ/kg từ đâu mà có, thưa thầy?

Thầy Phạm Tuyên: Đây là mức giá Trung ương Đoàn thống nhất với các cơ sở đoàn. Trong khi đó giá gốc nhập vào của bà con nông dân là 2000đ/kg, trừ các chi phí vận chuyển thì sau đó, tất cả số tiền lãi còn lại Trung ương Đoàn sẽ tổ chức xây dựng công trình tại địa điểm mua dưa để hỗ trợ  chính quyền và bà con nơi đó.

PV: Vậy Đoàn trường tham gia những khâu nào trong quá trình ủng hộ đó?

Thầy Phạm Tuyên: Tất cả số tiền bỏ ra đến thu về đều do Trung ương Đoàn trực tiếp thu. Đoàn trường chỉ tham gia hỗ trợ về nhân lực, địa điểm cũng như công tác triển khai bán dưa.

PV: Thầy có thể nói rõ hơn về công trình tình nghĩa sẽ được xây dựng sau chiến dịch này.

Thầy Phạm Tuyên: Trung ương Đoàn sẽ phụ trách xây dựng công trình này, còn Đoàn trường sẽ phối hợp, cử các thành viên tham gia cùng. Dự kiến sẽ diễn ra trong chiến dịch mùa hè tình nguyện, vào khoảng tháng 7, tháng 8 năm nay.

PV: Thầy có thể chia sẻ cảm xúc của thầy sau khi hoàn thành chiến dịch này?

Thầy Phạm Tuyên: Với tư cách là thủ lĩnh sinh viên mình cảm thấy rất tự hào với các bạn sinh viên khi thực hiện nhiệm vụ đã không quản khó khăn, không ngại khổ để hoàn thành một  cách xuất sắc nhất. Đồng thời mình cũng cảm thấy hết sức vinh dự khi hoạt động này nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các thầy cô trong trường cũng như bà con nhân dân trong khu vực. 

PV: Liệu sau này Đoàn trường sẽ vẫn tham gia những hoạt động ý nghĩa như này ?

Thầy Phạm Tuyên: Về cơ bản thì với hoạt động bán dưa thì chỉ năm nay thôi. Đây là hoạt động mình cảm thấy ý nghĩa khi thực hiện. Nhưng vấn đề là với 1 tần suất vừa phải vì khi nhiều lên rồi thì ý nghĩa hoạt động nó sẽ mất dần đi. Tuy nhiên, Đoàn thanh niên trường luôn sẵn sàng tổ chức các hoạt động tình nguyện như thế này để ủng hộ bà con.

Xin trân trọng cảm ơn thầy!

Kim Anh – Thùy Linh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN