Thừa thùng rác, thiếu ý thức, thiếu cách phân loại

(Sóng trẻ) - Được kỳ vọng là chìa khóa giúp giảm lượng rác thải và giúp người dân phân loại rác dễ dàng, song sau khoảng 4 năm được lắp đặt, những thùng rác thông minh tại Hà Nội vẫn thường xuyên bị ngó lơ bởi người đổ rác chưa “văn minh”.

a1.png
Thùng rác thông minh rơi vào thế “vô năng” trên phố Xã Đàn. (Ảnh: Thảo Phương)

Thùng rác thông minh, người đổ rác chưa văn minh

Theo ghi nhận của PV trong ngày 22/4, trên nhiều tuyến đường lớn như Xuân Thủy, Trần Duy Hưng (Cầu Giấy), Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân), Phố Xã Đàn (Đống Đa)... nhiều thùng rác thông minh đã trở nên vô năng khi bị bịt kín nắp, chất đầy gạch đá mà không rõ nguyên do.

Thùng rác thông minh trên các tuyến phố tại Hà Nội đều được thiết kế với 2 ngăn riêng biệt dành cho rác thải có thể tái chế và rác thải không thể tái chế với chú thích rõ ràng. Tuy nhiên, chưa bàn đến việc có thể phân loại rác hay không, một bộ phận người dân đã không có nhu cầu sử dụng loại thùng rác này. Thay vào đó, họ vứt rác ngay bên cạnh hay thậm chí là trên nắp thùng rác thông minh.

a2.png
Thùng rác vẫn còn trống nhưng vẫn bị người dân “ngó lơ”. (Ảnh: Thảo Phương)

Theo anh Lê Huy Lộc (25 tuổi, Cầu Giấy), dù thùng rác được thiết kế thông minh nhưng vẫn còn nhiều điểm yếu khiến người dân chưa để tâm đến việc sử dụng sao cho đúng. 

“Bản thân mình khi đi vứt rác thì nhận thấy loại thùng rác này khá nhỏ, nắp đậy ở trên cũng bị thấp và hẹp nên nhiều khi không thể để cả túi rác to vào. Không thể phủ nhận rằng thiết kế của loại thùng rác này khá nhỏ gọn và đẹp, hợp mỹ quan đô thị nhưng có lẽ cũng vì thế mà công năng của nó bị kém đi phần nào so với thói quen vứt rác của đại đa số người Việt”, anh Lộc chia sẻ.

Là công nhân vệ sinh trên tuyến đường Xuân Thủy (Cầu Giấy), bà Nguyễn Thị Lý gần như đã quá quen thuộc với những túi rác, những hộp kẹo, chai nước bị vứt bừa bãi xung quanh thùng rác thông minh.

a3.png
Thùng rác thông minh được thiết kế để dùng cho các biển quảng cáo nhiều hơn là để đựng rác. (Ảnh: Thảo Phương)

“Một số người không dùng thùng rác thông minh vì người ta sợ nó nhỏ, mà vứt rác ra ngoài sẽ mất vệ sinh, bẩn. Người ý thức thì người ta vứt rác đúng chỗ của thùng rác thông minh. Còn có những người thiếu ý thức, khi đang đi xe máy, tiện tay họ vứt vèo cái là xong”, bà Lý nói.

Gọi là thùng rác thông minh, nhưng ngay cả chức năng để đựng rác, loại thùng rác này còn chưa được lòng người dân. Vậy nên, phân loại rác nhờ thùng rác thông minh vẫn còn là một vấn đề nan giải mà câu trả lời phải tìm từ sự phù hợp trong công năng và thiết kế.

Cần có lộ trình phân loại rác từ nguồn

Theo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, việc bắt buộc phân loại rác tại nguồn sẽ được thực hiện đồng bộ trên cả nước từ ngày 1/1/2025. Đây được coi là bước ngoặt quan trọng làm thay đổi cả mô hình quản lý chất thải sinh hoạt cũng như tháo gỡ nút thắt ô nhiễm môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định việc bắt buộc phải phân loại rác tại nguồn. Ảnh: Thảo Phương

Hàng nghìn thùng rác thông minh được lắp đặt với 2 ngăn phân loại rác là những nỗ lực đầu tiên của các thành phố lớn, song nó chưa thực sự hiệu quả. Chưa kể, trong các hộ gia đình, việc phân loại rác còn quá nhiều khó khăn, đặt ra vấn đề chính quyền địa phương cần có những hướng dẫn và lộ trình rõ ràng.

a4.png
TS. Hoàng Dương Tùng, Nguyên Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. (Ảnh: NVCC)

Theo TS. Hoàng Dương Tùng, Nguyên Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc các địa phương xây dựng lộ trình chuyên sâu về lâu về dài là điều cần thiết nhưng chưa đủ. 

“Để tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác, luật đã quy định rất nhiều về những việc các địa phương phải cụ thể hóa. Ví dụ, khi người dân phân loại rác xong họ phải đổ vào một chiếc túi, vậy túi đó là túi gì? Thể tích như thế nào? Bán với giá bao nhiêu? Và họ phải đổ tại đâu? Thêm vào đó là tất cả quy định, điều kiện về đơn vị thu gom, đơn vị xử lý, các công tác tuyên truyền, đồng bộ”, ông Tùng nói.

Theo thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải rắn phát sinh của Việt Nam tăng khoảng 10% mỗi năm. Ước tính mỗi ngày cả nước phát sinh khoảng hơn 60.000 tấn rác, nhưng chỉ có khoảng 15% trong số này được tái chế hoặc và sử dụng.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Tọa đàm "Trường học hay Trường đời?" thu hút đông đảo sinh viên tại Đại học Thương mại

Tọa đàm "Trường học hay Trường đời?" thu hút đông đảo sinh viên tại Đại học Thương mại

Tin nổi bật1 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sáng 14/11, tại Đại học Thương mại, tọa đàm hướng nghiệp "Trường học hay Trường đời?" diễn ra sôi nổi, thu hút hàng trăm sinh viên tham dự.

Hội thảo Giám tuyển tương lai: Bước chuyển mình của bảo tàng tại Việt Nam

Hội thảo Giám tuyển tương lai: Bước chuyển mình của bảo tàng tại Việt Nam

Tin nổi bật2 giờ trước

(Sóng trẻ) - Ngày 14/11, nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, hội thảo quốc tế được tổ chức nhằm khám phá và định hường tương lai và quy chế quản lí của hoạt động giám tuyển trong lĩnh vực văn hóa của Việt Nam.

[Infographic] Một số chính sách mới có hiệu lực từ 11/2024

[Infographic] Một số chính sách mới có hiệu lực từ 11/2024

Tin nổi bật3 giờ trước

(Sóng trẻ) - Tháng 11/2024 là tháng có hiệu lực của một số chính sách có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hằng ngày của người dân: Quy định về giám sát cảnh sát giao thông, lãi suất tại các ngân hàng...

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN